Trang chủ

Cổng trục

Thứ 3, 10:22 date 26/10/2021. Lượt xem: 291

Cổng trục là thiết bị nâng hạ kiểu cổng có chân dạng chữ A, dùng để bốc xếp hàng hóa di chuyển trên đường ray đặt dưới nền bê tông trong nhà xưởng hoặc ngoài trời.

Sử dụng Cổng trục với mục đích để làm gì?
  • Dùng để nâng hạ các vật có tải trọng lớn, kích thước cồng kềnh và có khả năng làm việc trong môi trường khắc nhiệt.
  • Nơi mà cổng trục hay làm việc làm việc: Cổng trục thường có mặt tại các công ty chuyên sản xuất ống bê tông, cọc bê tông, sắt thép, bến bãi, các công trường xây dựng…
Cấu tạo của cổng trục bao gồm những phần chính nào ?
  • Dầm chính: có kết cấu bằng thép, dạng I hoặc tổ hợp dạng hộp
  • Chân cổng trục (dạng chữ A): Ống tròn hoặc tổ hợp dạng hộp
  • Dầm đầu cổng trục ( dầm biên) có bánh xe kèm theo
  • Palang và động cơ di chuyển
  • Hệ thống cấp điện ngang cho palang
  • Hệ thống cấp điện dọc cho cổng trục bằng rulo cuốn nhả cáp kiểu đối trọng hoặc động cơ
  • Sàn thao tác, thang leo (sửa chữa, bảo dưỡng)
  • Cabin điều khiển
Phân loại cổng trục gồm 2 loại thông dụng
  • Cổng trục dầm đơn (có công xôn hoặc không)
  • Cổng trục dầm đôi (có công xôn hoặc không)
Lắp đặt cổng trục dầm đôi Lắp đặt cổng trục dầm đơn Phân loại cổng trục theo tên gọi như thế nào?
  • Cổng trục chữ A
  • Cổng trục một dầm
  • Cổng trục hai dầm
  • Cổng trục chạy ray
  • Cổng trục lệch
  • Cổng trục chân dê
  • Cổng trục long môn
  • Cổng trục cẩu container
  • Cổng trục thủy điện
  • Cổng trục conson
Cổng trục container Cổng trục thủy điện – Cổng trục chân dê Bán cổng trục Cổng trục chạy trong nhà Phân loại cổng trục theo tải trọng, khẩu độ
  • Cổng trục dầm đơn: 1 tấn, 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn
  • Cổng trục dầm đôi: 2 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7.5 tấn, 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn, 100 tấn, 120 tấn đến 500 tấn.
  • Cổng trục có khẩu độ thông dụng: 6 mét, 8 mét, 10 mét, 15 mét, 20 mét, 30 mét…. và các khẩu độ lẻ 8.5 mét, 10.6 mét, 15.8 mét, 20.5 mét …
Ưu điểm của cổng trục
  • Chiều cao nâng hạ không hạn chế.
  • Tải trọng nâng hạ lớn, không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng có sẵn.
  • Chi phí lắp đặt thấp hơn so với dùng xe nâng, xe cẩu
  • Ít xảy ra sự cố trong quá trình làm việc
  • Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản.
  • Thời gian gia công chế tạo nhanh.
Nhược điểm của cổng trục
  • Hệ đường ray chạy dưới đất có thể gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của thiết bị khác.

TRÊN ĐÂY LÀ ĐÔI NÉT CƠ BẢN VỀ CỔNG TRỤC TRONG NHÀ XƯỞNG, NẾU QUÝ VỊ MUỐN QUAN TÂM KỸ HƠN ĐẾN TỪNG LOẠI CỔNG TRỤC KHÁC NHAU, XIN VUI LÒNG TÌM HIỂU >>> Tại đây

Chân thành cám ơn !