Trang chủ

Nguyên nhân hình thành cáu cặn lò hơi

Thứ 5, 08:00 date 01/01/1970. Lượt xem: 720

Thiết bị lò hơi, nồi hơi nếu sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện lớp cáu cặn lò hơi trên thành. Do các thành phần làm cứng nước là các Ion Ca2+; Mg2+ …..chưa loại bỏ được triệt để, do vậy khi thiết bị hoạt động, vận hành sẽ dẫn đến hình thành cáu cặn trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt, đường ống theo phản ứng như:

Ca2+ + CO32- = CaCO3 (kết tủa cặn )

Mg2+ + CO32- = MgCO3 (kết tủa cặn )

Như vậy, thành phần chính của cặn bám trên hệ thống đường ống là cặn CaCO3; MgCO3, và muối Silic....

Ngoài các chất trên cáu cặn nồi hơi còn được tạo nên nhiều tạp chất khác và cáu cặn chưa được lọc, chưa được loại bỏ và các oxit trong quá trình oxy hóa khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước

Fe + O2 = FeO+ Fe2O3

Cu + O2 = CuO

Kết quả kiểm tra thực tế các cặn bám trên bề mặt khi tiếp xúc với nước của các thiết bị trao đổi nhiệt là CaCO3 chiếm 78% và các cặn bám khác như: ( Mage Ca; sắt oxit; SiO2, bùn. huyền phù……………)

Theo kinh nghiệm thực tế, qua các công trình thực hiện triển khai, đặc biệt là qua công trình nghiên cứu tình hình sử dụng và hoạt động của các thiết bị trao đổi nhiệt tại Việt nam cũng như trên thế giới, nguyên nhân chính là do nguồn nước sử dụng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, và thành phần chính là hàm lượng tổng cứng trong nước cao, do vậy đây là nguyên nhân của sự hình thành cáu cặn rất nhanh và mạnh….

Như vậy, việc xử lý cáu cặn lò hơi, cáu cặn tháp giải nhiệt là việc cực kỳ quan trọng và đem lại hiệu quả cao cả về vấn đề an toàn kỹ thuật cũng như vấn đề kinh tế.