x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
282801
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    4 Giải Pháp Trọng Tâm Đẩy Mạnh Nghiên Cứu, Chuyển Giao Công Nghệ Theo Định Hướng Tái Cơ Cấu Ngành Công Thương
    Thời gian qua, công tác nghiên cứu ứng dụng sản xuất của Viện Công nghiệp thực phẩm tiếp tục được chú trọng phát triển với định hướng làm chủ một số công nghệ.
    Công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì vị trí “đầu tàu”Công nghiệp chế biến chế tạo: Điểm sáng trong bức tranh FDINhững mặt hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

    Khẳng định vị trí, vai trò quan trọng

    Theo Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành, Viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương), thời gian qua thành tựu lớn nhất của Viện là góp phần xây dựng nền tảng cho công nghiệp rượu bia, nước giải khát của Việt Nam. Tuy nhiên, những năm gần đây, trong bối cảnh công nghệ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến, Viện tập trung phát triển các công nghệ phù hợp với nguồn nguyên liệu trong nước và giải quyết các vấn đề đặc thù của địa phương.

    Cụ thể, Viện đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, enzyme là một trong những thế mạnh của Viện. Ngoài ra, Viện cũng đang duy trì bảo tồn gen vi sinh vật với trên 1.500 chủng vi nấm, nấm men, vi khuẩn, plasmid phục vụ sản xuất và phát triển công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm và công nghệ sinh học. Bảo tồn gen thường xuyên cung cấp giống sản xuất cho doanh nghiệp, vi sinh vật kiểm định cho các phòng xét nghiệm, chủng giống phục vụ nghiên cứu và đào tạo tại các viện, trường.

    Hàng năm, bảo tồn gen thu thập, bổ sung hơn 150 chủng có những đặc tính quý. Những chủng chọn lọc được nghiên cứu ở mức độ phân tử, một số chủng được giải trình tự hệ gen nhằm tách dòng biểu hiện và tạo chủng vi sinh vật mới có tính năng vượt trội. Viện là một trong những cơ sở mạnh của Việt Nam trong nghiên cứu sản xuất enzyme tái tổ hợp.

    Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành nhấn mạnh, trong lĩnh vực công nghệ chế biến, Viện có nhiều thành tựu trong khai thác, tách chiết dầu, hương liệu và các chất có hoạt tính sinh học từ nguyên liệu trong nước. Các công trình có thể kể tới bao gồm: Sản xuất phytosterol từ dầu thực vật, tách chiết omega-3, omega-6 và vitamine E, tách chiết và tinh luyện các loại dầu thực vật, sản xuất chất màu tự nhiên, tách chiết và sản xuất tinh dầu, hương liệu từ thảo dược, sản xuất hương liệu dạng bột, sản xuất các loại trà thảo dược...

    Đặc biệt, trong lĩnh vực phân tích và giám định thực phẩm, Viện duy trì Trung tâm Phân tích và giám định thực phẩm Quốc gia đạt chuẩn ISO/IEC 17025 trong các lĩnh vực Hóa học và Sinh học. Trung tâm hiện đang cung cấp dịch vụ phân tích trên 300 chỉ tiêu cho các doanh nghiệp trong nước.

    Trung tâm được Bộ Công Thương chỉ định phân tích, giám định các mặt hàng thuộc Bộ Công Thương quản lý và được Cục chăn nuôi chỉ định kiểm tra, phân tích, giám định nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu”, TS Vũ Nguyên Thành nhấn mạnh.

    Tập trung 4 giải pháp nghiên cứu, chuyển giao công nghệ

    Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành thông tin thêm, hiện nay Viện tiếp tục duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học công nghệ từ Thụy Điển, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp... và tiếp tục các hoạt động kết nối với các tổ chức phi chính phủ, ngoại giao khác. Các hoạt động Hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

    Viện đã triển khai các thỏa thuận hợp tác với Amano Enzyme (Nhật Bản) và Đại học Tổng hợp Chalmers (Thụy Điển). Năm 2023, Viện đã tổ chức 3 Hội thảo quốc tế theo các chuyên đề như: Sản xuất cồn nhiên liệu từ sắn; Truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nông sản thực phẩm Việt Nam; Ứng dụng công nghệ vi sinh trong nâng cao chất lượng cà phê và ca cao Việt Nam theo mô hình trực tiếp kết hợp với trực tuyến”, Viện trưởng Viện Công nghiệp Thực phẩm nói.

    Đồng thời, hoạt động chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật của Viện được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: Chuyển giao quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ; Bảo trợ kỹ thuật, cung cấp công thức, chủng giống hoặc nguyên liệu độc quyền; Tư vấn cải tiến, đổi mới, đầu tư mới công nghệ, kỹ thuật, trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, thời hạn sử dụng… Các đối tác nhận dịch vụ khoa học và chuyển giao công nghệ của Viện cũng rất đa dạng.

    Để đáp ứng những thay đổi của ngành công nghiệp chế biến trong giai đoạn tới phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương, Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành cho hay, Viện xác định sẽ tập trung nguồn lực cho một số hoạt động sau:

    Thứ nhất, tham gia hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương; Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý trong xây dựng chính sách thúc đẩy áp dụng công nghệ tiên tiến.

    Thứ hai, làm chủ và phát triển một số công nghệ tương lai, cụ thể là công nghệ in 3D trong thực phẩm và công nghệ liposome, phytosome trong tách chiết và bào chế sản phẩm từ các hợp chất thiên nhiên.

    Thứ ba, xây trung tâm kết nối và chuyển giao công nghệ nhằm đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ mới trong chế biến nông sản và thực phẩm.

    Thứ tư, hợp tác với đối tác Nhật Bản (Tập đoàn Amano Enzyme, Trường Đại học Osaka) và các doanh nghiệp trong nước (Tập đoàn PAN, Công ty Cổ phần Thực phẩm Ba Đình) xây dựng dự án “Nâng cao giá trị gia tăng của một số nông sản chủ lực Việt Nam thông qua chế biến sâu sử dụng công nghệ enzyme thân thiện môi trường.

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    4 Giải Pháp Trọng Tâm Đẩy Mạnh Nghiên Cứu, Chuyển Giao Công Nghệ Theo Định Hướng Tái Cơ Cấu Ngành Công Thương

    4 Giải Pháp Trọng Tâm Đẩy Mạnh Nghiên Cứu, Chuyển Giao Công Nghệ Theo Định Hướng Tái Cơ Cấu Ngành Công Thương