Tin công nghiệp
Nghiên cứu của Omdia và Schneider Electric cho thấy 57% doanh nghiệp công nghiệp đặt mục tiêu trung hòa carbon để bù đắp lượng khí thải nhà kính đã thải ra môi trường.
Aquapolo, nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Brasil đã giảm được 15% tổng chi phí sản xuất và cải thiện hiệu suất toàn diện với giải pháp EcoStruxure của Schneider Electric.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi không biết bắt đầu từ đâu. Schneider Electric đã đưa ra 5 khuyến nghị cho ngành công nghiệp nhằm thúc đẩy bước tiến đột phá trong bền vững.
Cam kết với phát triển bền vững là tấm vé hướng đến tương lai
Ngày nay, để thích ứng với xu hướng tiêu dùng bền vững, doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược, chú trọng vào cam kết hành động cho sự bền vững.
Thực tế, cam kết bền vững thường mang đến lợi nhuận vượt ngoài mong đợi qua những giá trị khác thuộc chuỗi cung ứng.
Một chương trình trách nhiệm doanh nghiệp thành công sẽ thay đổi nhận thức về thương hiệu, thu hút khách hàng và chủ đầu tư tiềm năng. Đầu tư bền vững giúp giảm chất thải, nguyên vật liệu, năng lượng tiêu thụ để tiết kiệm ngân sách.
Doanh nghiệp có khả năng đầu tư thêm vào giải pháp mới để cải thiện trải nghiệm cho khách hàng, tạo ra vòng tuần hoàn bền vững cho cả tổ chức và cộng đồng. Song, muốn hiện thức hóa, cần tích hợp mục tiêu bền vững vào mô hình kinh doanh để tạo động lực triển khai cho mọi cấp độ của tổ chức.
Áp dụng công nghệ số, đẩy nhanh phát triển bền vững
Công nghệ là tâm điểm của sự chuyển đổi về bền vững, từ cấp độ cơ bản nhất với việc thay thế cơ sở hạ tầng không đạt hiệu quả đến ứng dụng Internet Vạn vật trong công nghiệp (Industrial Internet of Things - IIoT), cảm biến, trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích và bản sao số hóa để thích ứng với thay đổi của thời đại.
Kunming CGE Water Supply đã tái thiết lập hạ tầng số, tiết kiệm năng lượng, tăng năng suất để đảm bảo nguồn nước cho dân cư nhờ việc hợp tác cùng Schneider Electric
Để đo hiệu suất, doanh nghiệp có thể kết hợp cảm biến với công cụ kết nối và trực quan hóa dữ liệu. Tận dụng trí tuệ nhân tạo phân tích để tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng và tăng chất lượng sản phẩm. Đối với sản phẩm và quy trình, bản sao số hóa đóng góp vào thiết kế, giảm việc sử dụng vật liệu, loại bỏ việc tạo mẫu, khi mô phỏng quy trình cho phép tối ưu hóa hiệu suất, giảm tiêu thụ năng lượng, chất thải và khí thải.
Dữ liệu là tài sản bền vững
Sự thiếu sót dữ liệu quan trọng là một trong những rào cản chính của sự phát triển bền vững. Việc xây dựng, sở hữu hệ thống dữ liệu thứ cấp giúp theo dõi chỉ số hiệu suất trong vận hành để điều chỉnh thông tin phù hợp và đơn giản hóa phân tích dấu vết carbon của từng tài nguyên, quy trình và cơ sở hạ tầng.
Dữ liệu cũng cải thiện việc quản lý thông tin giữa phòng ban khi mọi thứ được kết nối số, đồng bộ hóa để tăng cường sự tương tác, và hỗ trợ đưa ra quyết định, nhận biết được tầm quan trọng của việc đầu tư vào dự án bền vững của doanh nghiệp.
Hợp tác củng cố sức mạnh và lan tỏa tính bền vững
Sự thay đổi chỉ thực sự xảy ra khi toàn bộ chuỗi giá trị cùng hành động, và cùng tạo sự liên kết với các bên liên quan trong sáng kiến bền vững mới. Doanh nghiệp cần yêu cầu đối tác trong hệ sinh thái tuân thủ tiêu chuẩn bền vững tương tự như tiêu chuẩn đặt ra cho tổ chức.
Giá trị của sự bền vững chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi toàn bộ chuỗi giá trị cùng hướng đến một mục tiêu
Việc xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ trở thành điều cần thiết khi doanh nghiệp bắt đầu chịu trách nhiệm về khí thải phạm vi 3. Dấu vết chuỗi cung ứng bao gồm việc mua hàng từ nguồn cung cho tới người dùng cuối, sẽ cần được xem xét như một phần của chiến lược dài hạn thuộc phạm vi này, đồng thời quan hệ đối tác hiệu quả cũng như tích hợp dữ liệu trở nên tất yếu cho doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp
Mọi phát kiến bền vững có được thực thi hay không là phụ thuộc vào sự ủng hộ của tất cả các bên liên quan.
Việc nhân thức được giá trị lợi ích từ những dự án phát triển bền vững là tất yếu không chỉ cho việc quản lý thương hiệu, mà còn để nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.
78% doanh nghiệp khẳng định việc thúc đẩy nỗ lực bền vững của nhân viên và các bên liên quan là trách nhiệm trực tiếp của các nhà lãnh đạo cấp cao (C-level)
Việc doanh nghiệp truyền đạt tầm nhìn và lộ trình rõ ràng về mục tiêu, hoạt động sẽ thu hút sự ủng hộ từ lực lượng lao động và đối tác để tạo nên thành công trong việc thúc đẩy triển khai sự phát triển bền vững.
Ngành công nghiệp sản xuất còn đối mặt với nhiều khó khăn. Nhưng với 5 năm khuyến nghị này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận mục tiêu bền vững dễ dàng và hiệu quả hơn.
Theo Báo Tuổi Trẻ Online
(Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
Điện thoại: 028 6658 9888
Email: [email protected]