Tin công nghiệp
Theo Sở Công Thương, thời gian qua, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và bất ổn; sức ép về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, đặc biệt là giá nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm và đang ở mức cao. Nhưng với sự điều hành của lãnh đạo tỉnh, cùng các cấp, các ngành đã tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp nên sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng và ổn định.
Vận chuyển hàng hóa tại nhà máy chế biến cá ngừ xuất khẩu, Khu công nghiệp Nam Cấm. Ảnh: Thu Huyền
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 6 năm 2024 tăng 15,01% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 19,56%; Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 15,86%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,11% và ngành Công nghiệp khai khoáng bằng 91,38% so với cùng kỳ.
Tháng 6 năm 2024, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh tái sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, một số nhà máy mới sau thời gian chạy thử đã có sản phẩm thương mại ổn định, nhiều dự án mới được triển khai đi vào hoạt động, đóng góp cho tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh như: Hạt phụ gia Taical của các nhà máy Mega, linh kiện điện tử, linh kiện phụ tùng ô tô, module pin năng lượng mặt trời; giày da.
Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP giai đoạn 2018-2024. Nguồn: Cục Thống kê Nghệ An
Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,03% so với cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,06%; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,16%; Công nghiệp khai khoáng tăng 3,03% và Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 2,66%.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng do các doanh nghiệp nỗ lực trở lại sản xuất, một số nhà máy đầu năm ký kết được các đơn hàng mới, tăng hàng xuất khẩu, một số sản phẩm đã tìm được thị trường tiêu thụ nên sản xuất ổn định hơn.
Điển hình như: Dịch vụ sản xuất dây cáp điện ước đạt 4.068,9 tỷ đồng, gấp 2,2 lần; Vỏ bào, dăm gỗ ước đạt 134,3 nghìn tấn, tăng 70,95%; Đá chế biến ước đạt 587,5 nghìn m3, tăng 63,01%; Tai nghe không nối với micro ước đạt 23,3 triệu cái, tăng 61,72%; Vỏ hộp lon bia ước đạt 3,6 nghìn tấn, tăng 29,77%; Bao bì bằng giấy ước đạt 27,2 triệu chiếc, tăng 27,17%; Đường ước đạt 101,2 nghìn tấn, tăng 19,84%; Thùng carton ước đạt 11,0 triệu chiếc, tăng 16,46%...
Sản xuất tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (KCN VSIP Nghệ An). Ảnh: Thu Huyền
Bên cạnh những thuận lợi, tình hình sản xuất của một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn, xuất khẩu giảm, không tìm kiếm được đơn hàng. Trong khi đó, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, một số nhà máy không tuyển dụng được lao động theo yêu cầu, thị trường tiêu thụ chậm, thiếu nguyên liệu hoặc về chậm so với kế hoạch. Sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, một số doanh nghiệp công nhân nghỉ luân phiên do ít đơn hàng làm xáo trộn tình hình sản xuất nên không đạt sản lượng, doanh thu theo kế hoạch.
(Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
Điện thoại: 028 6658 9888
Email: [email protected]