x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
790106
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Bất động sản công nghiệp củng cố vị thế

    Kỳ vọng dòng vốn từ các đối tác chính

    Ông Trương Khắc Nguyên Minh, Phó tổng giám đốc KCN Việt Nam cho hay, việc nâng cấp quan hệ ngoại giao của Chính phủ với các nền kinh tế tập trung nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, hay mới nhất là Úc và New Zealand, khiến các nhà đầu tư dự án khu công nghiệp trong nước kỳ vọng thị trường bất động sản công nghiệp tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2024.

    Bên cạnh đó, tính tới nay, Việt Nam đã và đang tham gia 19 hiệp định thương mại (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, 16/19 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục, với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu... Đây là cơ sở, là nền tảng đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

    Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh các chính sách chiến lược để trở thành trung tâm công nghiệp bền vững tại ASEAN, bao gồm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng hạ tầng để giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và hoàn thiện thể chế để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

    Cùng quan điểm, ông Bùi Lê Anh Hiếu, Giám đốc Tiếp thị kinh doanh kiêm Kỹ thuật dự án, Công ty cổ phần Long Hậu cho rằng, với bối cảnh thuận lợi đó, sự dịch chuyển về sản xuất và hậu cần đến Việt Nam sẽ tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt là chiến lược phân bổ sản xuất “Trung Quốc+1”. Theo đó, các nhà đầu tư đến từ các khu vực khác như Bắc Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… và ngay cả nhà đầu tư Trung Quốc có chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ gia tăng việc tìm hiểu cơ hội đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Về lĩnh vực đầu tư, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn đối với các ngành đã hoàn thiện cơ bản chuỗi cung ứng như điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, y tế…

    Ông Hiếu cũng cho hay, hiện nay, Chính phủ đang rất tập trung vào việc đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến cao tốc và vành đai xung quanh các đô thị lớn. Điều này giúp rút ngắn thời gian di chuyển và mang đến tiềm năng phát triển khu công nghiệp cho các địa phương tại thị trường cấp 2. Theo từng giai đoạn, các địa phương có các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, trong đó việc xác định vị trí và các ngành nghề thu hút đầu tư phù hợp để phát triển khu công nghiệp là tối quan trọng. Trong quá trình đó, nếu các địa phương thực hiện tốt khâu quy hoạch ngay từ đầu sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho địa phương mình khi thu hút đầu tư.

    Nhiều yếu tố hỗ trợ

    Ảnh tác giả

    Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài đang dành sự quan tâm đáng kể đến phân khúc kho xưởng xây sẵn nhờ vào chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất mang giá trị cao như điện tử, linh kiện bán dẫn…”

    Ông Trương Khắc Nguyên Minh, Phó tổng giám đốc KCN Việt Nam

    Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, vốn FDI thực hiện tại Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt 2,8 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, cũng là số vốn FDI thực hiện cao nhất của 2 tháng đầu năm trong 5 năm qua. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến - chế tạo đạt 2,17 tỷ USD, chiếm 77,5% tổng vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 279,3 triệu USD, chiếm 10%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 128,4 triệu USD, chiếm 4,6%.

    Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá cao về các chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với việc kiểm soát các yếu tố vĩ mô như ngoại hối hay lãi suất, Chính phủ đã thành công khi duy trì ổn định tỷ giá và giảm lạm phát hiệu quả, giúp nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư tại Việt Nam. Với mức lãi suất ổn định, việc vay vốn phục vụ các dự án đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư ngoại. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích mua sắm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.

    Đồng hành cùng chính sách tiền tệ, Chính phủ cũng đã thực hiện chính sách tài khóa theo hướng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, chẳng hạn điều chỉnh giảm 2% thuế suất giá trị gia tăng cho hầu hết các mặt hàng, gia hạn thời hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất trong năm 2023, giảm tiền thuê đất nộp trong năm 2023… Sang năm 2024, Chính phủ định hướng duy trì chính sách tài khóa mở rộng và nới lỏng chính sách tiền tệ với mục tiêu đảm bảo thu ngân sách song hành với hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi, kích thích tăng trưởng.

    Theo ông Thomas Rooney - Quản lý cấp cao, Bộ phận Tư vấn công nghiệp, Savills Hà Nội, những chuyển biến tích cực đang khiến Việt Nam được nhiều nhà đầu tư chú ý hơn và trong làn sóng đầu tư mới, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ có nhiều khởi sắc.

    Ông Thomas Rooney cho rằng, trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy lớn và nguồn cung khá hạn chế từ các thị trường cấp 1, cơ hội sẽ đến nhiều hơn với các thị trường cấp 2 trong thời gian tới. Chẳng hạn, tại phía Bắc, các thị trường dự báo ghi nhận sự phát triển nổi bật về bất động sản công nghiệp là Nam Định và Thái Bình. Những địa phương này vốn có thế mạnh về dệt may, song thời gian gần đây chứng kiến các khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp có giá trị cao hơn.

    Đối với lĩnh vực thu hút được lượng đầu tư lớn tại các tỉnh phía Bắc, công nghệ cao và điện tử là lĩnh vực ghi nhận mức đầu tư liên tục từ các nhà cung ứng sản xuất cho các “ông lớn” công nghệ trên thế giới. Việc ký kết các FTA, các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ và bức tranh kinh tế tổng thể của Việt Nam được ví như những “thỏi nam châm” thu hút đầu tư từ đa dạng các ngành nghề tới Việt Nam. Trong khi đó, nhu cầu của các doanh nghiệp khá đơn giản, chẳng hạn các doanh nghiệp chế xuất cần có cơ sở hạ tầng tốt để có thể tiếp cận các cảng biển, cửa khẩu và sân bay lớn, ưu đãi thuế hấp dẫn và vị trí gần các nhà cung cấp đối tác…

    Còn ông Trương Khắc Nguyên Minh cho hay, có một điểm các nhà phát triển dự án khu công nghiệp cần quan tâm đó là nắm bắt và đi theo xu hướng chung của ngành, ví dụ như ESG, phát triển bền vững…

    “ESG là xu hướng tất yếu mà tất cả các nhà phát triển khu công nghiệp, bất động sản công nghiệp đều hướng tới không chỉ vì nguyên nhân hỗ trợ việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà còn để thực hiện các nghị quyết của Trung ương và Thủ tướng Chính phủ như Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị định 35/2022 NĐ-CP, định hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam theo hướng bền vững, tăng cường năng lực cạnh tranh và vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu”, ông Minh nói.

    Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/bat-dong-san-cong-nghiep-cung-co-vi-the-post341803.html

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Bất động sản công nghiệp củng cố vị thế

    Bất động sản công nghiệp củng cố vị thế