x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
416739
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Đảm Bảo Cung Ứng Điện Phục Vụ Sản Xuất Và Tiêu Dùng Trong Năm 2024

    Chia sẻ tại buổi họp báo Bộ Công Thương cho biết, đến hết ngày 18/6, tiêu thụ điện đạt khoảng 141,8 tỷ kWh điện, tương đương 45,65% so với kế hoạch cả năm. Dù đạt kỷ lục song việc cung cấp điện vẫn được đảm bảo. Cụ thể, ông Nguyễn Thế Hữu - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, đảm bảo cung cấp điện cho công nghiệp và sản xuất là nhiệm vụ quan trọng của Bộ Công Thương. Đây là mối quan tâm của Chính phủ cũng như Bộ Công Thương, do vậy, thời gian qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cung cấp điện.

    Năm nay, tăng trưởng cao điện rất cao, thông kê hết ngày hôm qua (18/6/2024) cả nước đã tiêu thụ 141,8 tỷ KWh, tương đương 45,6% so với kế hoạch. Dù đạt mức tiêu thụ kỷ lục, song công tác cung ứng điện vẫn được đảm bảo tốt. Năm nay không thiếu điện như năm ngoái. Nhưng tháng 6, tháng 7 nếu cao điểm nắng nóng kéo dài thì tình hình cung ứng điện cũng trở nên căng thẳng. Ngoài giải pháp từ phía cơ quan chức năng, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp cần chia sẻ bằng cách thực hiện tiết kiệm điện một cách hiệu quả.

    “Về lâu về dài đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; Cục Điều tiết Điện lực dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng đã xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp DPPA trình Chính phủ. Bên cạnh đó, Cục sẽ tiếp tục hoàn thiện các Thông tư về khung giá lưới điện, chất thải, sinh khối…; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho phát triển các nguồn điện cho phát triển sản xuất và sinh hoạt trong thời gian tới”- Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực thông tin thêm.

    Bổ sung thông tin về vấn đề này Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, việc cung ứng điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi là sức ép lớn, vì vậy Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương sau quý I, đầu quý II/2024 đã chuẩn bị đảm bảo cung ứng điện. Bộ Công Thương đã tính toán, rà soát về cơ bản năm nay không thiếu điện.

    “Bộ Công Thương cũng tổ chức Đoàn, Tổ đi kiểm tra giám sát từ nguồn nguyên liệu từ nước, than, khí. Sau đó, kiểm tra quá trình vận hành, rút kinh nghiệm để điều hành. Cùng đó lãnh đạo Bộ Công Thương đã đề nghị ngay trong Cục Điều tiết Điện lực lập Tổ phản ứng nhanh, khi có vấn đề thì phải lập tức giải quyết ngay việc cung ứng điện"- Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.

    Thông tin thêm, ông Bùi Quốc Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cũng cho biết, để đảm bảo điện cho phát triển nói chung, ngành công nghiệp nói riêng, để triển khai thực hiện, năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch điện VIII…

    Trước đây, cụ thể năm 2022 do ảnh hưởng COVID-19 nên sản xuất ngưng trệ nên việc tăng trưởng điện thấp, tuy nhiên từ năm 2023 đến nay, đặc biệt năm 2024 tăng trưởng điện mạnh. Theo dự báo trong tổng sơ đồ cung cấp điện, năm nay tăng từ 8-9%, tuy vậy hiện nay đã tăng tới 12%, vì vậy tới đây phụ tải điện tăng rất nhanh.

    Để đáp ứng nhu cầu này, ông Hùng thông tin, sau khi Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch và Thủ tướng đã phê duyệt Kế hoạch này tại Quyết định 262 (ngày 1/4/2024).

    Tiếp đến, ngày 3/4/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp triển khai việc thực hiện Kế hoạch với các ngành, địa phương để tìm các giải pháp thực hiện quy hoạch… Với các danh mục các dự án còn thiếu, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng ban hành các Kế hoạch tiếp theo và chờ Thủ tướng phê duyệt làm cơ sở cho các dự án…

    Bên cạnh đó, sau khi Quy hoạch điện VIII phê duyệt, Bộ trình Chính phủ kế hoạch thực hiện quy hoạch và đã được phê duyệt. Tiếp tục triển khai những danh mục dự án cần thiết để ban hành kế hoạch tiếp theo để có cơ sở áp dụng cho các dự án. Đồng thời, việc ban hành quyết định, kế hoạch, Bộ Công Thương trình Chính phủ giải pháp cơ chế triển khai dự án được đưa vào Quy hoạch điện VIII như nhà máy điện khí LNG đã có khung giá, đồng thời tiếp tục trình Chính phủ có cơ chế tháo gỡ triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành.

    Dự án đường dây truyền tải điện đang được đôn đốc triển khai giám sát thực hiện. Cùng đó, đường dây 500 KV mạch 3 cũng được đôn đốc, triển khai theo đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu, tháo gỡ khó khăn, cung cấp điện cho miền Bắc và miền Trung. Ngoài ra, việc đàm phán với Lào để nhập khẩu điện cũng đã được tính đến” - ông Hùng cho hay.

    Cũng theo đại diện Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác và đoàn đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các bên liên quan để xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện thời điểm hiện tại, từ đó làm cơ sở xem xét có tăng hay giảm giá điện trong thời gian tới.

    Hiện tại, Bộ Công Thương đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của EVN để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh giá điện năm 2024” - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Nguyễn Thế Hữu thông tin.

    Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc kiểm tra chưa có kết quả. Việc tăng giá điện bao nhiêu, vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc kết quả kiểm tra này.

    Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, trước đây cơ sở chính sách để xem xét điều chỉnh giá điện là Quyết định số 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, nhưng gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 5 và đã có hiệu lực. Dựa trên nội dung nêu tại Quyết định 05, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định: “Bây giờ, chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có cả giảm”.

    Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, quyết định mới cũng quy định, nếu đủ cơ sở, yếu tố để giảm giá điện khi các chi phí đầu vào giảm 1% thì sẽ phải “giảm ngay”. Còn để tăng giá thì theo Quyết định 05, chỉ được tăng khi các khoản chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng tương ứng ở các mức 3%, 5% hay cao hơn nữa sẽ do từng cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, nhưng chu kỳ để xem xét phải là 3 tháng một lần.

    “Khi chi phí đầu vào, giá thành điện giảm thì chúng tôi sẽ giám sát, xem xét yêu cầu EVN phải giảm ngay. Còn nếu tăng thì phải báo cáo để xem xét, trong thẩm quyền của EVN hoặc của Bộ Công Thương hoặc trong thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cũng phải đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của việc tăng giá này” - Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin.

    Nhóm Phóng viên

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Đảm Bảo Cung Ứng Điện Phục Vụ Sản Xuất Và Tiêu Dùng Trong Năm 2024

    Đảm Bảo Cung Ứng Điện Phục Vụ Sản Xuất Và Tiêu Dùng Trong Năm 2024