x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
297900
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Khởi Động Chương Trình Hỗ Trợ, Tư Vấn Cải Tiến Doanh Nghiệp Công Nghiệp Hỗ Trợ

    Chiều 10/7, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ô tô Toyota Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ khởi động Chương trình Hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên.

    Tham dự sự kiện có ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng phòng Công nghiệp hỗ trợ, Cục Công nghiệp; ông Keisuke Tokunaga Giám đốc khối Chiến lược kinh doanh; ông Hitoshi Ugi Giám đốc khối Mua hàng Công ty Ô tô Toyota Việt Nam, cùng đại diện đến từ 5 doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được lựa chọn và đại diện đến từ các bộ, ban ngành, Sở Công Thương và các bên liên quan…

    Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Phòng Công nghiệp hỗ trợ cho biết: Thời gian qua, Cục Công nghiệp đã phối hợp với Công ty Toyota Việt Nam triển khai chương trình đào tạo và tư vấn sản xuất, tăng cường kết nối giao thương nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cải thiện năng suất và nâng cao năng lực cạnh tranh, dần tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu.

    Từ năm 2020 đến 2023, Chương trình đã triển khai đào tạo cải tiến sản xuất và tư vấn hiện trường cho hơn 60 doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng chuỗi sản xuất của Toyota Việt Nam. Thông qua Chương trình hợp tác này, Toyota đã sàng lọc và lựa chọn 7 nhà cung ứng tiềm năng”, ông Nguyễn Mạnh Hà thông tin.

    Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, nhằm lan tỏa kết quả nêu trên, Cục Công nghiệp và Công ty Toyota Việt Nam tiếp tục ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm tăng cường triển khai Chương trình hỗ trợ tư vấn tại hiện trường cho 5 doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực và tăng khả năng tiếp cập chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần vào sự phát triển của ngành Công nghiệp cơ khí, tự động hóa cũng như ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam.

    Điển hình tại Liên minh châu Âu, ngày 24/4/2024, Nghị viện châu Âu đã thông qua Chỉ thị về thẩm định tính bền vững của doanh nghiệp (CSDDD). Trước đó, thỏa thuận này đã phải trải qua nhiều cuộc thảo luận sâu rộng, do đó dẫn đến một văn bản thỏa hiệp hạn chế phạm vi lập pháp được đề xuất ban đầu và kéo dài thời gian ban hành. Thay vì chỉ nhắm vào Liên minh châu Âu và các doanh nghiệp mẹ có hơn 500 nhân viên và doanh thu ròng toàn cầu là 150 triệu euro (160 triệu USD) thì CSDDD sẽ được áp dụng cho các công ty có hơn 1000 nhân viên và doanh thu trên toàn thế giới cao hơn 450 triệu euro (481 triệu USD). Các quốc gia thành viên sẽ có hai năm để chuyển các quy định mới thành luật quốc gia của mình. Các quy định mới sẽ áp dụng dần dần đối với các công ty trong khu vực từ năm 2027.

    Ngày 30/4/2024, Hội đồng châu Âu chấp thuận việc trì hoãn áp dụng đầy đủ Chỉ thị Báo cáo Phát triển Bền vững của doanh nghiệp (CSRD) và việc triển khai Tiêu chuẩn báo cáo bền vững của châu Âu (ESRS) cho yêu cầu về tiêu chuẩn cụ thể theo ngành của CSRD trong hai năm sau thời hạn ban đầu. Theo quyết định này, việc áp dụng các tiêu chuẩn báo cáo bền vững chung cho công ty ngoài Liên minh châu Âu sẽ trì hoãn đến năm 2026. Tùy thuộc vào kết quả của cuộc bầu cử tại khu vực vào tháng 6/2024, các sáng kiến ​​bền vững khác cũng có thể bị trì hoãn.

    Một lần nữa nhấn mạnh về tính thời điểm cho triển khai sản xuất xanh, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận định, việc phá sản của các doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất nguyên liệu xanh, bền vững cũng như việc tạm hoãn thực thi, giảm bớt đối tượng bị tác động trong bối cảnh thị trường yếu cho thấy bài học về sự quan trọng của việc xác định đúng thời điểm đầu tư liên quan đến phát triển bền vững. Đi trước, đi sớm nhưng sai thời điểm nhu cầu có thể hấp thụ cũng đem đến rủi ro thất bại cho doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, việc chuẩn bị kỹ càng và sẵn sàng chuyển đổi là rất cần thiết. Do đó, lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam khuyến nghị, doanh nghiệp cần có một chương trình nghiên cứu và phát triển bài bản. Từ đó, mới có thể tạo ra các giải pháp sáng tạo, tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, xã hội.

    Việc tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển cũng giúp doanh nghiệp duy trì được sự cạnh tranh và tiên phong trong ngành công nghiệp thời trang, đồng thời đáp ứng được những yêu cầu bền vững ngày càng tăng từ phía người tiêu dùng.

    Hải Linh


    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Khởi Động Chương Trình Hỗ Trợ, Tư Vấn Cải Tiến Doanh Nghiệp Công Nghiệp Hỗ Trợ

    Khởi Động Chương Trình Hỗ Trợ, Tư Vấn Cải Tiến Doanh Nghiệp Công Nghiệp Hỗ Trợ