x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
475842
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Ngành công thương cần khởi thông điểm nghẽn tạo sức bật cho doanh nghiệp

    Duy trì đà tăng trưởng

    Thông tin từ Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay hoạt động sản xuất công nghiệp của 28 địa phương khu vực phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, đóng góp vào tăng trưởng chung. Có 25/28 địa phương có chỉ số IIP tăng trưởng dương so với cùng kỳ, 11/28 địa phương có mức tăng trưởng từ 10% trở lên. Một số trung tâm công nghiệp khu vực phía Bắc như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nội… đã khôi phục đà tăng trưởng

    Khu vực dịch vụ tiếp tục là điểm sáng, duy trì đà tăng trưởng tích cực, giá cả hàng hóa được kiểm soát. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc ước đạt 1.404 nghìn tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ; Đa số các địa phương trong vùng có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ.

    Đại diện doanh nghiệp tỉnh Sơn La trao đổi hợp tác với doanh nghiệp Hà Nội tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Đại diện doanh nghiệp tỉnh Sơn La trao đổi hợp tác với doanh nghiệp Hà Nội tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Hoạt động xuất khẩu của các địa phương cũng đạt kết quả tích cực. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ. 24/28 địa phương trong vùng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng dương. Các địa phương đạt tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn khu vực đều có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

    Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trong khu vực ngày càng được quan tâm. Mạng lưới các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, góp phần thay đổi diện mạo đô thị, khu vực nông thôn, miền núi. Nhiều mô hình thương mại mới (Outlet; máy bán hàng tự động ...) đã được một số địa phương nghiên cứu, đề xuất triển khai.

    Toàn cảnh hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Ảnh: Hoài Nam

    Toàn cảnh hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành khu vực phía Bắc. Ảnh: Hoài Nam

    Chia sẻ tại Hội nghị Phó Tổng Giám đốc chuỗi WinMart Nguyễn Tiến Dũng cho biết, là doanh nghiệp bán lẻ nên đơn vị luôn đẩy việc hợp tác tiêu thụ nông đặc sản với các tỉnh, địa phương để làm giàu nguồn hàng hóa cho hệ thống bán lẻ. Trong tháng 4/2024, doanh nghiệp đã làm việc cùng với UBND tỉnh Sơn La về thỏa thuận hợp tác tiêu thụ nông sản năm 2024. “WinCommerce mong muốn có thể tiếp tục kết nối với các tỉnh khu vực phía Bắc xây dựng xây dựng chuỗi phân phối khép kín, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, cũng như củng cố thương hiệu hàng hóa nội địa đối với thị trường trong nước” - ông Dũng chia sẻ.

    Tập trung gỡ khó cho địa phương

    Thực tế cho thấy mặc dù sản xuất công nghiệp 28 tỉnh phía Bắc đang duy trì đà tăng trưởng nhưng trong quá trình sản xuất vẫn gặp phải nhiều khó khăn chung như khó tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào ở mức cao. Đặc biệt, ngành năng lượng gặp nhiều thách thức do công tác xây dựng quy hoạch ngành kéo dài dẫn đến phát sinh những thủ tục mới phải tuân thủ.

    Quảng cáo

    Để khắc phục những khó khăn đó, Giám đốc Sở Công Thương Hải Dương Trần Văn Hảo đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội sớm ban hành Luật quản lý phát triển công nghiệp, để đảm bảo đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành. Đây là cơ sở động lực cho phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, , công nghiệp chủ lực. Đồng thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi đầu tư phát triển cụm công nghiệp theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.

    Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn gợi mở các giải pháp để phát triển công nghiệp, thương mại tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn gợi mở các giải pháp để phát triển công nghiệp, thương mại tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Đối với lĩnh vực năng lượng, đề nghị Bộ Công Thương sớm ban hành kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII; đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư hỗ trợ chương trình phát triển nguồn lực các tỉnh phía Bắc. “Bộ Công Thương có cơ chế khuyến khích việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu khu vực công sở, dân dụng, qua đó xác định sản lượng điện mặt trời có được phép phát lên lưới của EVN hay không?”-ông Hảo đặt vấn đề.

    Để đạt được mục tiêu phát triển cụm công nghiệp theo Quy hoạch TP Hải Phòng, Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đề nghị Bộ Công Thương sớm trình Chính phủ xem xét, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm, Luật Công nghiệp hỗ trợ và ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 32/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

    Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm OCOP chủ lực tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm OCOP chủ lực tại hội nghị. Ảnh: Hoài Nam

    Đề nghị sở công thương các tỉnh phía Bắc tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành.

    Thực hiện tái cơ cấu theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. TP Hà Nội sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện để ngành Công Thương phát triển, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành đề ra, tăng cường kết nối, hợp tác, hỗ trợ ngành Công Thương cả nước phát triển" - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn

    Trong khi đó, nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đại diện tỉnh Lạng Sơn kiến nghị cơ quan chức năng tập trung đầu tư cho ngành dịch vụ logistics trên địa bàn đồng thời nâng cấp các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra các cửa khẩu để phát triển dịch vụ logistics. Đồng thời thu hút đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cửa khẩu nhất là các cặp cửa khẩu đang được phía Trung Quốc quan tâm như cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan…

    Trước những kiến nghị của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đề nghị các địa phương tập trung triển khai Đề án cơ cấu lại ngành Công Thương giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Đồng thời, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch các địa phương, nhất là quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản… tạo ra dư địa và xung lực mới cho các địa phương.

    Bên cạnh đó các địa phương chủ động cung cấp nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Cùng với đó, tập trung hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bám sát tín hiệu thị trường, khai thác hiệu quả các FTA, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án xuất khẩu chính ngạch đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua. Chuyển mạnh mẽ, dứt điểm từ tiểu ngạch sang chính ngạch, gắn với xây dựng thương hiệu hàng Việt.

    Nguồn: https://kinhtedothi.vn/nganh-cong-thuong-can-khoi-thong-diem-nghen-tao-suc-bat-cho-doanh-nghiep.html

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Ngành công thương cần khởi thông điểm nghẽn tạo sức bật cho doanh nghiệp

    Ngành công thương cần khởi thông điểm nghẽn tạo sức bật cho doanh nghiệp