Trong đó 2 nhóm đạt kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 25,79 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 20,87 tỷ USD.
Sầu riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Trung Quốc (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ) |
Chiều ngược lại, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng qua đạt 44,4 tỷ USD, tăng nhẹ 2,94% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương kim ngạch tăng thêm 1,27 tỷ USD).
Hết tháng 9 có 10 nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, có 1 nhóm chục tỷ đô là điện thoại và linh kiện đạt 10,86 tỷ USD.
Lũy kế 9 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 149,2 tỷ USD.
Cán cân thương mại thâm hụt lớn về phía Việt Nam với con số nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 60,4 tỷ USD.
Đánh giá về vấn đề nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, TS Lê Quốc Phương – nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tương đối lớn, tuy nhiên cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ thị trường này chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu nên không quá đáng ngại. Hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, đặc biệt là nguyên phụ liệu sản xuất có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh. Việc vận chuyển hai chiều lại gặp nhiều thuận lợi do vị trí địa lý gần gũi nên doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên nhập khẩu từ thị trường này.
Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản, giá trị tuyệt đối không thể cao như mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
Trong năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD. Năm 2024, dự báo con số 200 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc có thể sớm đạt được trong bối cảnh có nhiều thuận lợi hiện nay.