x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
763920
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Tìm Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Khuyến Công Khu Vực Phía Nam

    Phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch khuyến công

    Theo thông tin từ Cục Công Thương địa phương, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2024 được duyệt của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam là 91,301 tỷ đồng, giảm 8,1% so với kế hoạch năm 2023 (99,354 tỷ đồng).

    9 tháng năm 2024, kinh phí toàn vùng đã thực hiện đạt 25,297 tỷ đồng, đạt 27,7% kế hoạch năm, bằng 74,5% với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia thực hiện 3,933 tỷ đồng đạt 12,18% kế hoạch năm; kinh phí khuyến công địa phương thực hiện 21,364 tỷ đồng đạt 36,21% kế hoạch năm.

    Qua thực tế triển khai năm 2023 và 9 tháng năm 2024, công tác khuyến công của khu vực phía Nam đã được triển khai đồng bộ từ trung ương đến địa phương, tiếp sức, tạo điều kiện thuận lợi giúp lực lượng cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp tục có bước phát triển cả về quy mô và năng lực sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương trong khu vực.

    Công tác xây dựng, thẩm định đề án, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và thanh quyết toán các đề án khuyến công ở một số địa phương đã có chuyển biến tích cực. Công tác tổ chức triển khai kế hoạch khuyến công đã có bước cải thiện đáng kể…

    3 tháng cuối năm 2024, tình hình thế giới, khu vực được nhận định tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự báo, trước bối cảnh đó, lãnh đạo Cục Công Thương địa phương đề nghị, Sở Công Thương 20 tỉnh, thành phố phấn đấu, vượt qua khó khăn, tận dụng cơ hội để nâng cao chất lượng chính sách, tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở trong đầu tư phát triển sản xuất; góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng tăng trưởng, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nuớc.

    Các địa phương phấn đấu cho mục tiêu cao nhất là hoàn thành các đề án khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương đã được giao. Tiếp tục xây dựng được các đề án nhóm, đề án điểm năm 2025 có chất lượng. Tiếp tục thực hiện tốt các mục tiêu của hoạt động khuyến công đã đuợc quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP và Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021- 2025 và Chương trình khuyến công của các địa phương đến năm 2025.

    Địa phương đề xuất nhiều nội dung

    Tham luận tại Hội nghị, bà Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương khẳng định, chính sách khuyến công đã tạo động lực rất lớn cho phát triển của ngành Công Thương địa phương. Đặc biệt, chính sách khuyến công đã giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị vào sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, giá trị sản phẩm.

    Riêng nội dung hỗ trợ ứng dụng công nghệ và cải tiến sản xuất, năm 2023 và 9 tháng năm 2024, tỉnh đã hỗ trợ được 10 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng kinh phí 2,675 tỷ đồng, thu hút 5,7 tỷ vốn đối ứng. Các đơn vị sau khi được hỗ trợ đều cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

    Khuyến công là một trong số chính sách được ghi nhận dễ tiếp cận, giúp các đối tượng thụ hưởng thuận lợi trong triển khai thực hiện, hiệu quả đạt cao”, bà Nguyễn Thanh Hà nói.

    Lãnh đạo Sở Công Thương Bình Dương cũng cho hay, địa phương đang thực hiện đề án nhằm di dời cơ sở sản xuất không đảm bảo yếu tố môi trường vào các cụm công nghiệp, tuy nhiên một mình địa phương thực hiện là hơi quá sức. Do đó, đề nghị trong khuyến công có thêm chính sách hỗ trợ cho nội dung này, có thể không hỗ trợ cả hoạt động nhưng có thể hỗ trợ một số hạng mục cụ thể.

    Ngoài ra, Bình Dương có 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, nghề gốm Bình Dương. Các cơ sở duy trì và phát triển nghề này hầu hết có quy mô nhỏ, khó khăn về nguồn lực tài chính, địa phương mong muốn chính sách khuyến công hỗ trợ các nghề, làng nghề đặc thù này.

    Góp ý tại Hội nghị, ông Trương Tấn Nhất Linh- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước, cũng cho hay, là địa phương thuộc diện “nghèo” ở khu vực Đông Nam Bộ, thời gian qua, Bình Phước được Cục Công Thương địa phương quan tâm hỗ trợ triển khai 2 đề án khuyến công quốc gia điểm giai đoạn 2018-2020 và 2021-2023. Các đề án được triển khai trong lĩnh vực đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị, đã giúp các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất, tăng doanh thu lợi nhuận.

    Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam
    Ông Trương Tấn Nhất Linh- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Phước. Ảnh: Trần Đình

    Lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Phước cũng cho hay, địa phương vẫn gặp khó trong triển khai công tác khuyến công. Theo đó, cơ quan tài chính đã không còn thẩm định chi tiết đối với các nội dung chi và mức chi cho các hoạt động khuyến công, do đó gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, giải ngân kinh phí đối với các đề án. Hoạt động khuyến công ở cấp huyện chưa được quan tâm nhiều; chưa được bố trí kinh phí cho cấp huyện để thực hiện, do đó còn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ khuyến công ở địa phương. Nguồn ngân sách cấp cho hoạt động khuyến công chưa đáp ứng so với nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn và theo Chương trình khuyến công từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Để tháo gỡ những khó khăn trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh Bình Phước kiến nghị Bộ Tài chính sớm thỏa thuận kinh phí đối các đề án khuyến công đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt để các đơn vị chủ động triển khai thực hiện.

    Ngoài ra, tại Hội nghị, đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến công. Trong đó, sớm hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ dung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến công; tăng cường công tác tuyên truyền về khuyến công; cân đối nguồn ngân sách cho công tác khuyến công hàng năm…

    Trước những kiến nghị của các địa phương, ông Ngô Quang Trung giải đáp, về Dự thảo Nghị định số 45, sau khi lấy ý kiến của các đại biểu, Cục đã lấy ý kiến của Ban soạn thảo và gửi lấy ý kiến công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, đề nghị các địa phương quan tâm góp ý.

    Cùng đó, mức hỗ trợ cho các nội dung khuyến công phụ thuộc vào Thông tư số 28/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công, các địa phương căn cứ thực hiện.

    Về phân cấp phân quyền, trong xây dựng chính sách, Cục cũng chủ trương giao quyền cho các địa phương trong xây dựng và phê duyệt chương trình khuyến công. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự chủ động và nỗ lực của địa phương.

    Để hoàn thành nhiệm vụ khuyến công năm 2024, ông Ngô Quang Trung cũng đề nghị, các địa phương tập trung cho nhiệm vụ khuyến công năm 2024, chuẩn bị xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2025. Đẩy mạnh công tác khuyến công theo chuỗi ngành hàng, chuyển đổi số. Tiếp tục bám sát Nghị quyết số 19 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với đề án tái cơ cấu ngành trong công tác khuyến công.

    Năm 2025 là năm cuối kế hoạch thời kỳ 2021-2025, các địa phương đánh giá kết quả thực hiện công tác khuyến công giai đoạn này và bố trí ngân sách cho chương trình khuyến công giai đoạn tới”, ông Ngô Quang Trung lưu ý.


    Trần Đình - Hải
    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Tìm Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Khuyến Công Khu Vực Phía Nam

    Tìm Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Khuyến Công Khu Vực Phía Nam