x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
047254
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt
    Nhiều khả năng lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2023. Ảnh minh họa: Gêty Image

    Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới và là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất toàn cầu, cũng đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế kết hợp với sử dụng năng lượng hiệu quả hơn - một bước đi phù hợp với nỗ lực thúc đẩy “các lực lượng sản xuất mới” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Kế hoạch hành động của chính phủ cho biết, nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần giảm 2,5% lượng năng lượng tiêu thụ trên mỗi đơn vị tăng trưởng GDP vào năm 2024. Kế hoạch này đề xuất cần đạt được mục tiêu đó bằng cách thúc đẩy những thay đổi cụ thể trong các ngành công nghiệp, trong đó bao gồm ngành vật liệu xây dựng và hóa dầu.

    Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về cường độ năng lượng (đo lường lượng năng lượng được tiêu thụ và lượng khí thải CO2 thải ra trên một đơn vị tăng trưởng kinh tế) vào năm ngoái. Thực tế, mong muốn cắt giảm lượng khí thải và tiêu thụ năng lượng của nước này thường mâu thuẫn với nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mức sống.

    Ông Lauri Myllyvirta, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, cho biết, nhiều khả năng lượng khí thải CO2 của Trung Quốc đã đạt đỉnh vào năm 2023, phản ánh nhu cầu dầu mỏ đang tăng trưởng chậm lại và việc mở rộng sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió gia tăng. Mục tiêu chính thức của Trung Quốc vẫn là lượng khí thải CO2 đạt đỉnh trước năm 2030.

    Kế hoạch này lặp lại mục tiêu các nguồn năng lượng không hóa thạch sẽ chiếm khoảng 20% tổng lượng năng lượng sử dụng của Trung Quốc vào năm 2025, tăng so với mục tiêu năm nay là khoảng 18,9%.

    Cũng theo kế hoạch mới, Trung Quốc sẽ kiểm soát “nghiêm ngặt” việc tiêu thụ than, kiểm soát “hợp lý” việc tiêu thụ xăng dầu và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học, nhiên liệu hàng không bền vững.

    Đối với khí đốt tự nhiên - loại nhiên liệu mà Trung Quốc coi là cầu nối để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, kế hoạch kêu gọi nhanh chóng phát triển các nguồn tài nguyên như khí đá phiến và khí metan trong than để tăng nguồn cung trong nước. Chính phủ cũng sẽ ưu tiên sử dụng khí đốt để sưởi ấm cho các hộ gia đình vào mùa đông.

    Song song đó, kế hoạch mới đề xuất xây dựng các tổ hợp năng lượng tái tạo quy mô lớn và phát triển năng lượng gió ngoài khơi để các nguồn năng lượng không hóa thạch sẽ chiếm khoảng 39% tổng sản lượng điện vào năm 2025, tăng từ mức 33,9% vào năm 2020.

    Kế hoạch cũng cho biết, Chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát việc sản xuất kim loại, bao gồm đồng và nhôm, đồng thời cho phép phát triển sản xuất silicon, lithium và magiê - những nguyên tố được sử dụng trong chất bán dẫn và pin. Đặc biệt, nước này sẽ “phát triển mạnh mẽ” việc tái chế kim loại.

    TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)
    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt

    Trung Quốc lên kế hoạch cắt giảm khí thải CO2 ở các ngành công nghiệp chủ chốt