x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
259487
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Tuyên Quang: Ưu Tiên Thu Hút Đầu Tư, Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ

    Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng

    Để đẩy nhanh phát triển công nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, tỉnh Tuyên Quang chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đóng góp lớn hơn nữa vào ngân sách, tạo việc làm cho lao động địa phương.

    Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ
    Hạ tầng Khu công nghiệp Long Bình An. (Ảnh:KL)

    Tuyên Quang phấn đấu trở thành vùng vệ tinh của chuỗi liên kết sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; phát triển công nghiệp chế tạo công nghệ cao. Nhằm thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã phát triển công nghiệp theo hướng tập trung, phù hợp lợi thế của từng vùng: Khu vực phía Nam của tỉnh và thành phố Tuyên Quang ưu tiên phát triển các ngành: Chế biến gỗ, giấy, điện tử, công nghiệp phụ trợ, chế biến sâu khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến đồ uống, dược phẩm; khu vực phía Bắc của tỉnh ưu tiên phát triển các ngành: Dệt may, da giày, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm và dược liệu,...

    Theo số liệu từ Sở Công Thương Tuyên Quang, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 97 dự án đầu tư vào công nghiệp chế biến. Trong đó, chế biến nông sản có 15 dự án, chế biến lâm sản có 25 dự án, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng có 28 dự án, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khác có 7 dự án và công nghiệp dệt may da giày có 11 dự án.

    Các dự án công nghiệp phụ trợ hiện cũng đang bắt đầu được các nhà đầu tư đổ về Tuyên Quang. Hiện, địa phương này có 18 dự án, trong đó lĩnh vực cơ khí có 3 dự án, 1 dự án đã hoạt động sản xuất; 2 dự án còn lại đang thực hiện các thủ tục để chuẩn bị đầu tư là Nhà máy sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí, Nhà máy sản xuất, chế tạo các cấu kiện kim loại, sửa chữa, bảo dưỡng xe cơ giới, máy công trình, công suất kết cấu thép.

    Về công nghiệp phụ trợ khác cũng đang bắt đầu được các nhà đầu tư đổ về với nhiều dự án có tầm quan trọng như dự án Nhà máy sản xuất, gia công thiết bị tai nghe Future of sound VINA; Nhà máy sản xuất lắp ráp linh kiện điện tử K-Electronic II hiện đang trong quá trình đầu tư dự án. Ngoài ra là các nhà máy sản xuất bao bì, vải bạt...

    Các dự án hoàn thành đưa vào hoạt động kinh doanh đã góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 2010) từ 14.395 tỷ đồng năm 2020 lên trên 20.450 tỷ đồng năm 2023, ước năm 2024 giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 23.730 tỷ đồng, tăng 64,8% so với năm 2020. Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp hết năm 2025 đạt trên 27.700 tỷ đồng, tăng bình quân 5 năm (2021 - 2025) trên 14%, đạt 100% mục tiêu Nghị quyết XVII Đảng bộ tỉnh đề ra.

    Còn dư địa rất lớn để thu hút và phát triển các dự án công nghiệp

    Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2030 Tuyên Quang là tỉnh phát triển khá, toàn diện, bao trùm và bền vững trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ; kinh tế phát triển xanh và năng động, nhanh và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

    Cụ thể, về công nghiệp phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao và chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển Tuyên Quang trở thành vệ tinh của vùng về chuỗi liên kết sản xuất điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô; phát triển công nghiệp chế tạo công nghệ cao tại thành phố Tuyên Quang và huyện Yên Sơn; phát triển công nghiệp chế biến sâu khoáng sản, dệt may, da giày, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ tập trung tại huyện Sơn Dương; công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, dược liệu, gỗ, lâm sản tại huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa; phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo tại các khu vực có tiềm năng trên địa bàn; tập trung phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trọng tâm là thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo.

    Tuyên Quang: Ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ
    Tuyên Quang đang có dư địa rất lớn để thu hút và phát triển các dự án công nghiệp.

    Theo đánh giá của Sở Công Thương Tuyên Quang, địa phương đang có dư địa rất lớn để thu hút và phát triển các dự án công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ. Như nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và hạ tầng giao thông, công nghiệp đang ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ.

    Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2025, giá trị công nghiệp của tỉnh đạt trên 27.700 tỷ đồng, cơ cấu tổ chức ngành công nghiệp trong GRDP của tỉnh đạt 23,92%. Để đạt được mục tiêu trên, Tuyên Quang cần tiếp tục thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ.

    Trong năm 2024 và những năm tiếp theo, ngành Công Thương tiếp tục duy trì quy mô, công suất các dự án sản xuất chế biến, đặc biệt triển khai nhanh và có chính sách hỗ trợ thiết thực, kịp thời đối với các dự án công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

    Đồng thời, Sở Công thương Tuyên Quang tiếp tục đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đi vào sản xuất theo đúng thời gian đăng ký đối với các dự án sản xuất công nghiệp chế biến đã có chủ trương đầu tư, trong đó tập trung vào các dự án trọng điểm như: mở rộng Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa, mở rộng Nhà máy gang thép Tuyên Quang, Nhà máy luyện kẽm Tuyên Quang... Kiên quyết xử lý đối với các dự án không triển khai, chậm triển khai, không thực hiện đúng quy định. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp chế biến, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm sản, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến gỗ công nghệ cao gắn với liên kết vùng nguyên liệu với các tỉnh lân cận.

    Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực nhằm nâng cao giá trị sản xuất, và để công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, ngành công thương tập trung đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới công nghệ, khuyến công, khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, công nghệ xanh thân thiện với môi trường trong các cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử.

    Đức Lâm

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Tuyên Quang: Ưu Tiên Thu Hút Đầu Tư, Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ

    Tuyên Quang: Ưu Tiên Thu Hút Đầu Tư, Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ