x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
093808
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra

    Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo Chương trình phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương và các thành viên Chính phủ liên quan tiếp tục trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Công Thương.

    Nguồn lực đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ còn hạn chế

    Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn Vĩnh Phúc cho biết, Chính phủ ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả đạt được trong thực hiện mục tiêu chương trình và giải pháp của Bộ từ nay đến năm 2025 để đạt được mục tiêu đáp ứng 65% nhu cầu sản xuất nội địa?

    Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra
    Sáng 5/6, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp tục trả lời chất vấn các vấn đề được đại biểu nêu (Ảnh:quochoi.vn)

    Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai một số nhiệm vụ: Thứ nhất, linh kiện phụ tùng các loại máy móc thiết bị; thứ hai, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may da giày; thứ ba, công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghệ cao.

    "Sau 6 năm triển khai thực hiện, với mục tiêu phải đạt được tỷ lệ nội địa hóa từ 45% trở lên cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước, kết quả chúng ta đã đạt được linh kiện về kim loại đáp ứng được từ 85-90% nhu cầu của xe máy, 15-40% nhu cầu cho sản xuất ô tô, tùy theo các chủng loại xe, 40-60% cho các loại máy nông nghiệp và máy...; đối với ngành dệt may da giày chúng ta đáp ứng được từ 40-45%"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng đã chỉ ra một số sản phẩm đạt thấp hơn so với mục tiêu chung như: Ngành điện tử tin học, viễn thông, điện tử chuyên dụng… chỉ đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu trong nước, các ngành công nghiệp công nghệ cao ở trong nước mới đáp ứng được khoảng 10%.

    Bộ trưởng khẳng định, kết quả đạt được trong thời gian qua đã góp phần làm giảm dần sự phụ thuộc nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu nước ngoài, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu công nghiệp nói chung và cơ cấu nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam.

    Về nguyên nhân của những sản phẩm công nghiệp đạt thấp hơn so với mục tiêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra, thứ nhất là do nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế và khó tiếp cận.

    Thứ hai, do chính sách thu hút FDI chưa khuyến khích và ràng buộc liên kết của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước.

    Thứ ba, ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí thu hút đầu tư rất khó, bởi vì vốn lớn nhưng thị trường lại rất hẹp, chúng ta là nước đi sau nên khả năng cạnh tranh với những đối tác phát triển là khó khăn.

    Thứ tư, việc phối hợp thực hiện chính sách giữa các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị và cả các doanh nghiệp chưa thật tốt.

    Theo Bộ trưởng, để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đạt 65 % trở lên cần phải hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có việc nghiên cứu xây dựng Luật phát triển công nghiệp trọng điểm.

    Đồng thời, tăng cường phân bổ nguồn lực cả Trung ương, địa phương để tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ; phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương và doanh nghiệp; bố trí đủ nguồn lực cho Chương trình phát triển công nghiệp không chỉ đến năm 2025 mà còn tiếp tục triển khai chương trình của giai đoạn tiếp theo.

    Đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng hỗ trợ cho doanh nghiệp và tăng cường chương trình hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất doanh nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đủ sức cạnh tranh với các hàng hóa nhập.

    Cần sửa đổi Luật Đầu tư, cơ chế ràng buộc doanh nghiệp FDI

    Cũng liên quan đến vấn đề công nghiệp hỗ trợ, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân – Đoàn Bắc Kạn nêu: Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ có khoảng 1.500 doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, điện và điện tử, nhựa, cao su và hóa chất. Tuy nhiên, năm vừa qua "sức khỏe" của doanh nghiệp suy giảm khá nghiêm trọng, suy giảm về doanh thu, tình trạng mất đơn hàng từ nhiều thị trường đang diễn ra và hiện nay đang gặp hai nút thắt rất lớn về vốn và chi phí… Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này và giải pháp trong thời gian tới để Bộ có thể hỗ trợ các doanh nghiệp?

    Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra
    Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân – Đoàn ĐBQH Bắc Kạn (Ảnh:quochoi.vn)

    Liên quan đến vấn đề đại biểu Hồ Thị Kim Ngân nêu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, thực tế các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam đều có doanh nghiệp hỗ trợ đi cùng. Đây là những doanh nghiệp có kinh nghiệm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về môi trường và giá cả cạnh tranh.

    "Trong khi, doanh nghiệp của chúng ta còn yếu nên mặc dù có cơ chế nhưng không tiếp cận được. Đây là thách thức mà chúng ta cần phải tính. Để doanh nghiệp trong nước giành lại được thị phần, trước hết hệ thống pháp luật, chính sách phải hoàn thiện và phải đáp ứng được yêu cầu thực tế, để doanh nghiệp có thể hấp thụ được, thông qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp"- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.

    Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị, các địa phương phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, hạ tầng, nguồn tài chính, đào tạo nhân lực… Đặc biệt, chúng ta phải sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài và một số luật có liên quan để có thể thu hút và có cơ chế ràng buộc với các nhà đầu tư nước ngoài phải hợp tác, phải liên kết với doanh nghiệp trong nước và từng bước nội địa hóa các ngành sản xuất trong nước - Đây là tiêu chí mà chúng ta đặt ra.

    Thu Hường - Thanh Tuấn

    Nguồn: https://congthuong.vn/bo-truong-bo-cong-thuong-chi-ra-diem-nghen-trong-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-324335.html

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 02862.761612 - 02862.757416 - 090 315 0099
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra "điểm nghẽn" trong phát triển công nghiệp hỗ trợ

    Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra "điểm nghẽn" trong phát triển công nghiệp hỗ trợ