x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
005226
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Cần phải xem xét lại việc thực hiện, cấp phép cho các dự án xi măng

    Doanh thu sụt giảm chưa từng có

    Thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất và tiêu thụ xi măng, clinker chưa khá hơn, chỉ tương đương năm ngoái, với tổng sản lượng 44 triệu tấn, các nhà máy chạy 70-75% công suất thiết kế; tiêu thụ gần 44 triệu tấn, bằng so với cùng kỳ.

    Dự báo quý II/2024, kỳ vọng sản lượng xi măng bán ra sẽ cải thiện so với cùng kỳ nhờ hoạt động xây dựng có dấu hiệu phục hồi.
    Tiêu thụ sản phẩm xi măng giảm sâu, xuất khẩu sụt giảm kéo dài đã và đang gây ra nhiều áp lực cho các doanh nghiệp xi măng.

    Đơn cử như Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) thua lỗ gần gấp đôi cùng kỳ 2023. Cụ thể, trong báo cáo sơ kết 6 tháng, Vicem lỗ khoảng 863 tỷ đồng, con số này tăng gần gấp đôi so với mức lỗ 441 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.

    Nguyên nhân là do thị trường bất động sản trong nước chưa phục hồi, nguồn cung xi măng vượt xa so với nhu cầu; giá nguyên, nhiên liệu đầu vào vẫn ở mức cao. Tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sụt giảm, tồn kho tăng cao, một số nhà máy phải giảm năng suất hoặc dừng lò, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    Các doanh nghiệp trong ngành thuộc Vicem đều trong cảnh doanh thu bán hàng lao dốc, nhẹ thì giảm lãi, còn đa phần là thua lỗ, vài chục dây chuyền đã và đang phải tạm dừng sản xuất, chấp nhận xuất khẩu dưới giá thành sản xuất, tài chính cực khó khăn.

    Thị trường tiêu dùng xi măng ảm đạm, trong khi tổng công suất thiết kế của ngành xi măng quá lớn (123 triệu tấn, nhưng có thể sản xuất hơn con số này hàng chục triệu tấn), thành thử, hiện đang có 4 dây chuyền công suất 11,4 triệu tấn xi măng/năm, đã đầu tư xong, nhưng chưa đưa vào vận hành vì không tiêu thụ được sản phẩm.

    Trước đó, giai đoạn 2014-2022, sản lượng clinker và xi măng tiêu thụ hàng năm đều tăng cao, điển hình năm 2022, toàn ngành tiêu thụ 108,4 triệu tấn. Nhưng năm 2023, tiêu thụ sụt giảm nghiêm trọng, đạt 87,8 triệu tấn, bằng 88% năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình cũng tương tự năm ngoái.

    Tại Hội nghị gỡ khó cho xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng diễn ra mới đây, đại diện cho các doanh nghiệp xi măng, lãnh đạo Viem đã trực tiếp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hút cả vốn trong nước và vốn FDI đầu tư vào xi măng, nhằm giảm áp lực cho sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, 3 năm nay, tiêu thụ nội địa chỉ quanh quẩn 60 triệu tấn, trong khi công suất thực tế 123 triệu tấn và có thể hơn con số này rất nhiều thì bán đi đâu. Nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp sẽ phá sản.

    Đề xuất thiết lập lại quy hoạch

    Theo Bộ Xây dựng, áp lực dư thừa công suất sản xuất clinker trong nước rất lớn, trên 50 triệu tấn, trong khi tốc độ xây dựng lại rất chậm, dẫn đến áp lực nợ xấu ngành xi măng đang và sẽ trở thành gánh nặng cho nền kinh tế. Nếu không có giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp xi măng sẽ phá sản.

    Gần 3 năm nay, tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu suy giảm, tồn kho lớn, có đến 42 dây chuyền xi măng phải dừng hoạt động từ 1 đến 6 tháng, thậm chí một số dây chuyền dừng cả năm, tương ứng công suất dừng hoạt động chiếm 30% tổng công suất thiết kế toàn ngành, tức hơn 30 triệu tấn.

    Báo cáo mới nhất Hiệp hội Xi măng Việt Nam cũng đề cập cụ thể, hiện tổng số dây chuyền xi măng đã đầu tư trên toàn quốc là 92 dây chuyền. Giai đoạn 2011-2020, đầu tư ồ ạt vào xi măng, toàn ngành có thêm 26 dây chuyền, công suất 41 triệu tấn/năm, nâng tổng số dây chuyền xi măng cả nước lên con số 85, tổng công suất thiết kế hơn 104 triệu tấn.

    Năm ngoái, tổng sản lượng sản xuất xi măng và clinker chỉ đạt 92,9 triệu tấn, dây chuyền hoạt động trung bình toàn ngành chỉ đạt 75% tổng công suất thiết kế. Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2023 đạt 87,8 triệu tấn, bằng 88% so với năm 2022.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị, dư cung xi măng càng lớn hơn, khi 6 năm nay không còn quy hoạch ngành nữa, việc xét duyệt chủ yếu do địa phương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ. Cần phải xem xét lại việc thực hiện quy hoạch, cấp phép cho các dự án xi măng.

    Lãnh đạo Hiệp hội Xi măng Việt Nam lý giải, trên thực tế, năm 2017, Luật Quy hoạch có hiệu lực đã bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm, trong đó có sản phẩm xi măng, từ đó việc đầu tư các dự án sản xuất xi măng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

    Trước tình trạng dư thừa công suất sản xuất xi măng trên toàn quốc, dẫn đến khó kiểm soát tình hình cung cầu xi măng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mới đây, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất thiết lập lại quy hoạch lĩnh vực xi măng để bổ sung vào Luật Quy hoạch (sửa đổi) trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để khơi thông thị trường theo Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), Bộ đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và Hiệp hội Xi măng Việt Nam để chỉ đạo các cơ sở sản xuất xi măng triển khai áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phát huy công suất thiết kế các dây chuyền, giảm chi phí sản xuất, góp phần giảm giá thành sản phẩm; đẩy mạnh triển khai dự án tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các nhà máy xi măng để sản xuất điện; tận dụng nguồn chất thải của các ngành công nghiệp làm nguyên liệu, nhiên liệu cho ngành xi măng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và bảo đảm môi trường.

    Đồng thời, Bộ Xây dựng đã xây dựng, hoàn thiện và được Chính phủ trình Quốc hội ban hành các Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) với nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển thị trường bất động sản bền vững, đẩy mạnh triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Từ đó, các dự án bất động sản sẽ được thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hơn, giúp nâng cao tiêu thụ các chủng loại vật liệu xây dựng trong đó có xi măng trong thời gian tới.

    Nguồn: https://congthuong.vn/can-phai-xem-xet-lai-viec-thuc-hien-cap-phep-cho-cac-du-an-xi-mang-332205.html

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 02862.761612 - 02862.757416 - 090 315 0099
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Cần phải xem xét lại việc thực hiện, cấp phép cho các dự án xi măng

    Cần phải xem xét lại việc thực hiện, cấp phép cho các dự án xi măng