Tin công nghiệp
Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội và có thể cạnh tranh trên trường quốc tế cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, việc phát triển nguồn nhân lực vi mạch chất lượng cao là vô cùng quan trọng.
Cơ quan quản lý Nhà nước đang đặt quyết tâm trong việc xây dựng nguồn nhân lực vi mạch chất lượng cao cho ngành này từ xây dựng chính sách, cung cấp nguồn lực cho đến thiết lập mối quan hệ đối tác với các công ty vi mạch toàn cầu.
Thời gian qua, nguồn nhân lực vi mạch của Việt Nam đã tiến bộ đáng kể về chất lượng và năng lực nhờ vào sự đầu tư bền vững, quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược quốc gia có trọng tâm. Những nỗ lực này sẽ tiếp tục định hình vai trò của Việt Nam trong ngành vi mạch toàn cầu thời gian tới.
Tuy nhiên, nếu so với nhiều nước khác, lực lượng lao động vi mạch của Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế vi mạch tiên tiến và kỹ thuật công nghệ cao.
Các mục tiêu đầy tham vọng của Việt Nam từ thu hút dòng vốn FDI trong lĩnh vực vi mạch cho đến tạo dựng ngành công nghiệp vi mạch nội địa có thể bị rào cản vì yếu tố con người.
Một điểm sáng hiện nay, sự hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về phát triển lực lượng lao động mà kỳ vọng có thể tạo ra nhiều sức bật mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hoa Kỳ cam kết tăng cường hỗ trợ cho Việt Nam trong việc đào tạo và phát triển lực lượng lao động công nghệ cao, ghi nhận tiềm năng của Việt Nam trong ngành vi mạch. Sự hợp tác này bao gồm các khóa đào tạo và phòng thí nghiệm giảng dạy thực hành để nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động trong các lĩnh vực còn thiếu chuyên môn.
Điều quan trọng nhất là sự thiếu hụt nhân tài chất lượng cao hoàn toàn có thể lấp đầy bằng đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục, đào tạo và phát triển lực lượng lao động.
Vai trò của trường đại học tạo ra nhân lực chất lượng cao trong ngành này nhưng cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các cấp chính quyền.
Điều này có thể thực hiện thông qua việc Nhà nước có thể thúc đẩy quan hệ đối tác giữa ngành công nghiệp vi mạch, các trường đại học nghiên cứu để tạo điều kiện chuyển giao kiến thức, phát triển kỹ năng và hợp tác nghiên cứu.
Nhà nước có thể phân bổ kinh phí dành riêng cho các dự án nghiên cứu hợp tác giữa các công ty vi mạch và trường đại học. Loại cơ hội tài trợ này cho phép hợp tác chung và trao đổi kiến thức, do đó tạo điều kiện cho lực lượng lao động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Việt Nam đang có sự hiện diện các trung tâm thiết kế vi mạch của các tập đoàn vi mạch hàng đầu thế giới. Cần nắm bắt điều này thông qua hợp tác nhằm chuyển giao các công nghệ và phương pháp tiên tiến cho lực lượng lao động nội địa. Từ đó sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực vi mạch Việt Nam nâng cao năng lực, trình độ kỹ năng và từng bước vươn lên các nấc thang cao hơn.
Việc phát triển nguồn nhân lực vi mạch là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự nỗ lực của cả Chính phủ, doanh nghiệp và các trường đại học. Qua đó sẽ củng cố vị thế của Việt Nam trong ngành vi mạch toàn cầu và duy trì khả năng cạnh tranh giữa áp lực ngày càng gay gắt từ các nước khác.
Nhờ đó, Việt Nam có thể xây dựng một ngành công nghiệp vi mạch mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
Điện thoại: 028 6658 9888
Email: [email protected]