x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
057186
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Công nghiệp điện tử và lời giải để doanh nghiệp vào chuỗi liên kết


    Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân với giảng viên, học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội thực tế tại nhà máy sản xuất của Viettel 9Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh; Khắc Kiên

    Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân với giảng viên, học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội thực tế tại nhà máy sản xuất của Viettel 9Khu công nghệ cao Hòa Lạc). Ảnh; Khắc Kiên

    Đó là những chia sẻ của Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (HANSIBA) Nguyễn Vân với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị.

    Lợi thế và thách thức

    Ông đánh giá như thế nào về thực trạng của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử trong những năm qua? Đâu là lợi thế và thách thức?

    - Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hiện chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp, chủ yếu sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Với sự hiện diện của các nhà máy sản xuất đến từ các công ty đa quốc gia như Samsung, Foxconn, Intel..., Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu ngành hàng điện tử hàng đầu trên thế giới. Năm 2020, Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 12 trên thế giới từ vị trí thứ 47 vào năm 2001 và đứng thứ 3 trong ASEAN về xuất khẩu ngành điện tử.

    Viettel là một trong những tập đoàn dẫn đầu về sản xuất công nghiệp điện tử. Ảnh: Khắc Kiên

    Viettel là một trong những tập đoàn dẫn đầu về sản xuất công nghiệp điện tử. Ảnh: Khắc Kiên

    Hiện Việt Nam có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp tham gia vào ngành điện tử chiếm 54,8% và FDI chiếm 45,2%. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp khá cao (31%) và chủ yếu là doanh nghiệp FDI. Từ năm 2013 đến nay, tổng giá trị xuất khẩu hàng năm đã vượt ngưỡng con số 30 tỷ USD.

    Những lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử Việt Nam đó là dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi và nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Đang nhận được sự quan tâm, kiến tạo những cơ chế chính sách phát triển của Nhà nước.

    Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Thực tế cho thấy, lao động của Việt Nam vẫn hạn chế trong việc sở hữu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng công nghệ thông tin. Nhiều lao động dù đã qua đào tạo, nhưng khi làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khiến người sử dụng lao động mất thời gian đào tạo lại.

    Điều đó cho thấy, Việt Nam chưa có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao đủ mạnh để thích ứng với yêu cầu đi trước đón đầu công nghệ. Không chỉ vậy “chất xám” của các doanh nghiệp Việt Nam bị thu hút sang các công ty xuyên quốc gia.

    Như ông vừa nói, nguyên nhân có phải từ sự liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng trong nước với các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt, dẫn đến nguy cơ tụt hậu?

    - Sau nhiều năm đẩy mạnh thu hút FDI, Việt Nam chủ yếu hình thành mối liên kết với một số doanh nghiệp FDI theo hình thức liên kết dọc, bao gồm liên kết ngược và liên kết xuôi. Nhưng cả hai đều yếu. Bởi 90% doanh nghiệp FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước, Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60%.

    Như tôi đã nói, công nghiệp điện tử trong đó có các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử đang phụ thuộc quá lớn vào khối ngoại khi có đến 95% kim ngạch xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp FDI.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp. Do đó dù đã tham gia vào chuỗi giá trị, nhưng mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp.

    Nhìn chung, tính liên kết giữa khối doanh nghiệp FDI và khối doanh nghiệp nội địa tại Việt Nam là khá ít và lỏng lẻo.

    Vậy còn hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp điện tử như thế nào, thưa ông?

    - Qua khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, từ nhận định của bộ ngành cùng các tổ chức Hiệp hội liên quan, tốc độ chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp điện tử hiện nay còn rất thấp. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều sử dụng máy vi tính nhưng ở mức độ ứng dụng thông thường trong khi thiếu các ứng dụng mang tính chuyên sâu. Số lượng doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư cho số hóa chưa nhiều.

    Từ thực trạng, theo ông giải pháp tổng thể là gì?

    - Để tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng ngành điện tử, vì thế ngành điện tử của Việt Nam nên tập trung triển khai một số giải pháp cụ thể.

    Một là, cần tập trung giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà cung ứng có đủ tiêu chuẩn cung cấp cho các nhà máy điện tử hiện nay ở Việt Nam.

    Đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ tăng khả năng để tham gia vào chuỗi. Ảnh: Khắc Kiên

    Đầu tư áp dụng công nghệ vào sản xuất sẽ tăng khả năng để tham gia vào chuỗi. Ảnh: Khắc Kiên

    Hai là, cần tăng cường năng lực của doanh nghiệp và khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp để có thể tận dụng dòng vốn FDI, chuyển dịch tập trung tham gia ở công đoạn cao hơn trong chuỗi cung ứng, trước tiên là trong khu vực và sau đó là chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chip điện tử làm đầu vào cho các ngành sản xuất mạch điện tử tích hợp, bóng bán dẫn.

    Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại để xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường tiềm năng đang có xu hướng tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam.

    Bốn là, tận dụng những lợi thế trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới để cải tiến công nghệ và chất lượng nguyên vật liệu, linh kiện đầu vào, tăng cường hấp thụ công nghệ và phát triển ngành điện tử trong nước.

    Năm là, đẩy nhanh phát triển hệ thống cảng biển, đường giao thông và cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI từ làn sóng dịch chuyển sản xuất linh kiện điện tử ra khỏi Trung Quốc.

    Sáu là, tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành điện tử tạo nền móng để phát triển, nâng cao năng lực các doanh nghiệp nội địa nhằm đáp ứng được các yêu cầu của các doanh nghiệp đứng đầu chuỗi.

    Theo tôi, thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, mong Chính phủ đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế... để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu, tạo thành chuỗi liên kết khép kín.

    Cùng đó, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững… Còn doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với chuỗi giá trị toàn cầu.

    Điều quan trọng là tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, cải thiện biên lợi nhuận dựa trên đổi mới, sáng tạo và dám đầu tư mạo hiểm vào các xu hướng sản xuất, tiêu dùng mới. Điều đó đòi hỏi phải có sự rà soát đánh giá tổng thể cả môi trường thể chế cho đầu tư, kinh doanh, lẫn các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện đang tản mát, manh mún theo từng ngành/đối tượng như hiện nay.

    Tiếp đó, cần phải tạo được hệ sinh thái liên kết giữa các doanh nghiệp với các trường đại học, các trường đào tạo nghề, cung ứng dịch vụ về chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, mô hình quản lý, mô hình kinh doanh cho đến cung cấp cung ứng và đào tạo, đào tạo lại các nguồn nhân lực.

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Công nghiệp điện tử và lời giải để doanh nghiệp vào chuỗi liên kết

    Công nghiệp điện tử và lời giải để doanh nghiệp vào chuỗi liên kết