x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
281399
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Công nghiệp nông thôn vào cuộc đua 6 tỷ USD

    Theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược Phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của UBND tỉnh thì năm 2030, giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn phấn đấu đạt trên 30 ngàn tỷ đồng.

    Sản xuất tại một cơ sở công nghiệp nông thôn ở huyện Long Thành. Ảnh: V.Gia

    Để đạt được các mục tiêu trên, giải pháp đặt ra là phải hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, đầu tư, bảo hiểm, tín dụng, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại. Song song đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành nghề nông thôn; phát triển dịch vụ, cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh.

    Số lượng nhiều nhưng quy mô nhỏ và đóng góp ít

    Đồng Nai là một trong những địa phương dẫn đầu về phát triển công nghiệp, riêng lĩnh vực công nghiệp nông thôn (CNNT) hiện có gần 10 ngàn cơ sở, nhưng chỉ đóng góp khoảng 9% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Điều này cho thấy CNNT vẫn còn yếu thế, chưa thể theo kịp đà phát triển chung của công nghiệp Đồng Nai cũng như cả nước.

    Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Nai (Sở Công thương), từ thực tiễn triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy, các cơ sở CNNT hầu hết có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, kiến thức kinh doanh và năng lực quản lý hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Các doanh nghiệp (DN), cơ sở này dễ gặp rủi ro về pháp lý cũng như thiệt hại về kinh tế mà nguyên nhân khởi nguồn là từ lỗ hổng về kiến thức quản lý DN. Chính vì thế, việc nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT trong bối cảnh hiện nay thực sự rất cần thiết.

    Cả nước đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 thu thu hút được khoảng 5 triệu lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 6 tỷ USD/năm.

    Hầu hết các cơ sở CNNT, những DN có doanh thu và lợi nhuận hàng năm cao thường chú trọng đổi mới công nghệ. Đồng thời, có hướng phát triển gắn với thị trường, vươn lên xuất khẩu. Nhiều cơ sở trong số đó đã trở thành các DN khá, tiêu biểu của địa phương như: Công ty CP Thực phẩm G.C (huyện Trảng Bom); Công ty TNHH Ba Sương Thống Nhất (huyện Thống Nhất), Cơ sở nước chấm Tương Việt (thành phố Long Khánh); Công ty TNHH Cơ khí Huỳnh Đức (thành phố Biên Hòa); Công ty TNHH Anh Nghĩa ANCL (huyện trảng Bom); Công ty TNHH Tương Lai (huyện Long Thành); Công ty TNHH MTV Liên Khanh (thành phố Long Khánh)...

    Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Liên Khanh Nguyễn Công Thụy, những năm qua, DN đã nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm, ngoài cung cấp nguyên liệu gỗ còn tận dụng các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất để tạo ra các dòng sản phẩm phục vụ nông nghiệp, chất đốt... Công ty nỗ lực để đầu tư công nghệ cưa xẻ, sấy gỗ với công nghệ tiên tiến, công suất lớn giúp kiểm soát được chất lượng, đáp ứng được số lượng theo yêu cầu của khách hàng.

    Tầm nhìn mới cho công nghiệp nông thôn

    Trên thực tế, khảo sát tại nhiều cơ sở CNNT cho thấy, tư duy chiến lược và quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh của những đơn vị này còn khá hạn chế.

    Theo ông Nguyễn Thành Nhân, chủ Cơ sở mộc mỹ nghệ Thành Nhân (huyện Trảng Bom), Đồng Nai rất có tiềm năng phát triển các ngành nghề CNNT, trong đó có mộc mỹ nghệ. Khó khăn hiện nay là các đối tác đòi hỏi tiêu chuẩn sản phẩm xuất khẩu ngày càng cao trong khi những cơ sở sản xuất nhỏ năng lực yếu, khó đáp ứng được. Do đó, cần có sự hỗ trợ thêm để các DN, cơ sở sản xuất liên kết, hợp tác với nhau tạo ra năng lực sản xuất tập trung lớn hơn, đòn bẩy từ chính sách nhà nước cùng với sự nỗ lực từ các cơ sở là giải pháp phù hợp.

    Để thúc đẩy CNTT phát triển, từ đầu năm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đã ký ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phấn đấu đến 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6-7%/năm; thu nhập bình quân lao động gấp 2,5-3 lần so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 30 ngàn tỷ đồng. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng trên 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

    Đến năm 2045, phát triển theo hướng bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.

    Tỉnh sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ CNNT, trong đó có vấn đề đất đai, đầu tư, bảo hiểm, tín dụng, tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào ngành nghề nông thôn; phát triển dịch vụ, cơ sở hạ tầng và các công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn.

    Một trong những vấn đề đặc biệt quan tâm hiện nay là nguồn lực đất đai cho sản xuất. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng, việc quy hoạch, phát triển các cụm công nghiệp trong thời gian tới của Đồng Nai là hướng đến sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở sản xuất, tạo điều kiện để các cơ sở công nghiệp vào khu vực sản xuất tập trung. Từ đó, hình thành nên những cụm sản xuất, ngành nghề có tiềm lực, liên kết nhau để các cơ sở, DN từng bước vươn ra thị trường trong nước, quốc tế.

    Văn Gia

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Công nghiệp nông thôn vào cuộc đua 6 tỷ USD

    Công nghiệp nông thôn vào cuộc đua 6 tỷ USD