x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
066941
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi thuế phát triển công nghiệp công nghệ số

    nêu rõ, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến trình Quốc hội khóa 15 cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9.

    Nhấn mạnh đây là dự án luật mới, mang tính chuyên ngành sâu, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiển đề nghị các chuyên gia góp ý thẳng thắn, trực tiếp vào các vấn đề lớn về mặt chính sách, những nội dung trọng tâm quy định tại dự thảo cũng như tính thống nhất, đồng bộ của dự án luật trong tổng thể hệ thống pháp luật.

    z5817691216241_e586b5737f86ccc446bab7de6c118269

    Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến gồm 8 chương, 73 điều, quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: hoạt động công nghiệp công nghệ số; phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ cho quốc phòng, an ninh, hoạt động cơ yếu để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.

    Góp ý về cơ chế tài chính thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số phát triển, TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng cần có quỹ chuyển đổi số, công nghệ số để hỗ trợ phát triển lĩnh vực này. Cùng với đó đa dạng hóa các nguồn vốn khác từ chứng khoán, trái phiếu, quỹ đầu tư mạo hiểm.

    Ngoài ra, theo TS Cấn Văn Lực các chính sách ưu đãi thuế, đất đai… cần phải xác định rõ hơn về phạm vi hỗ trợ. Cần thêm những hỗ trợ đột phá đối với các chuyên gia như miễn thuế TNCN, visa…

    Góp ý về ưu đãi thuế, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho hay, theo dự Luật việc ưu đãi thuế được quy định tập trung chủ yếu tại 3 điều: Điều 34, 46 và 47. Tại các điều khoản này, quy định liên quan đến thuế nhập khẩu, thuế TNDN, thuế TNCN, tiền thuê đất, một số chi phí được trừ khi tính thuế TNDN như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi hoạt động nghiên cứu và phát triển.

    Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch VTCA.

    Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch VTCA.

    Chủ tịch VTCA cho biết, theo xu hướng xây dựng pháp luật hiện hành, về nguyên tắc các quy định về thuế sẽ được quy định tại luật chuyên ngành. Hiện nay Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội các nội dung sửa đổi Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN, dự kiến năm 2025 sẽ sửa đổi Luật thuế TNCN. Theo đó, bên cạnh việc xây dựng điều khoản ưu đãi thuế, tiền thuê đất tại Luật Công nghiệp công nghệ số cần chủ động trình bổ sung các nội dung ưu đãi tương ứng với Luật thuế GTGT và thuế TNDN để đảm bảo tính đồng bộ của các luật.

    Đối với thuế GTGT, theo bà Cúc, Luật thuế GTGT (sửa đổi), hiện đang tổng hợp ý kiến trình Quốc hội sẽ không áp dúng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu. Vì vậy sẽ ảnh hưởng đến công nghệ số, phầm mềm. Do đó, bà Cúc cho rằng nên đề xuất cho sản phẩm công nghệ số, phần mềm xuất khẩu được tiếp tục áp dụng thuế suất 0% khi xuất khẩu ra nước ngoài và tiêu dùng ngoài Việt Nam.

    Đối với ưu đãi thuế TNCN, bà Nguyễn Thị Cúc nêu rõ, Luật thuế TNCN hiện hành không có quy định về ưu đãi thuế TNCN cho tất cả các cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế TNCN có thu nhập từ tiền lương tiền công tại các tổ chức chi trả, các doanh nghiệp thuộc tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Do đó, với đề xuất ưu đãi thuế TNCN cho các chuyên gia trong dự thảo Luật là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

    Vì vậy, Chủ tịch VTCA cho ằng, nếu muốn ưu đãi giảm thuế TNCN phải đề xuất thực hiện Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 nhưng áp dụng cho cả công nghệ số: “Giảm 50% số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của các cá nhân nhân lực công nghệ cao làm việc trong lĩnh vực CNTT, là đội ngũ những người có trình độ và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; dịch vụ công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT, quản lý hoạt động công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; vận hành các thiết bị, dây truyền sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNTT; quản lý an toàn hệ thống thông tin”.

    “Việc ưu đãi thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp công nghệ số phát triển theo các mục tiêu của nhà nước, cũng như mục tiêu xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số đề ra. Tôi hi vọng ban soạn thảo nghiên cứu, tổng hoàn thiện dự thảo Luật, kết hợp đồng bộ với các Luật chuyên ngành về thuế để việc ưu đãi thuế có tính khả thi cao và thực tế đi vào cuộc sống khi Luật có hiệu lực thi hành”, bà Nguyễn Thị Cúc nhấn mạnh.

    Thanh Phương

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 028 6658 9888
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi thuế phát triển công nghiệp công nghệ số

    Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi thuế phát triển công nghiệp công nghệ số