Tin công nghiệp
Tâm điểm của biện pháp trên là "Hiệp ước Công nghiệp sạch", một kế hoạch hành động toàn diện bao gồm các biện pháp giảm chi phí năng lượng và đơn giản hóa thủ tục hành chính, đặc biệt là các quy định về môi trường.
Chiến lược mới do EC công bố xác định 4 giải pháp lớn chính, đó là:
Thứ nhất, ưu tiên châu Âu. Với chiến lược này, EU tiến hành xem xét lại các quy định đấu thầu mua sắm công với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm mang nhãn mác "Made in Europe".
Thay vì tập trung vào giá cả, các tiêu chí mới ưu tiên sản phẩm có hàm lượng nội địa cao và giảm thiểu phát thải. Dự kiến chi tiết các biện pháp sẽ được công bố vào tháng 6/2025.
Thứ hai, điện năng rẻ hơn. Áp lực từ giá năng lượng tăng cao đang đẩy các ngành công nghiệp châu Âu vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ và Trung Quốc đang tận dụng lợi thế chi phí, Tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại "trải thảm đỏ" mời gọi các doanh nghiệp châu Âu chuyển cơ sở sản xuất sang Mỹ với những hứa hẹn ưu đãi về thuế và quy định.
Tuy nhiên, châu Âu quyết tâm bảo vệ nền tảng công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành thép vốn đóng vai tròthen chốt trong phát triển công nghiệp quốc phòng. Bên cạnh đó, quá trình điện khí hóa đòi hỏi nguồn cung điện năng ổn định và giá cả cạnh tranh.
Để giải quyết bài toán hóc búa này, EU đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp đột phá.
Thay vì chờ đợi một cuộc cải cách toàn diện thị trường năng lượng, EC đã đề xuất hai hướng đi chính, đó là: Một là, cung cấp bảo lãnh công thông qua Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho các hợp đồng mua bán điện dài hạn giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp, giúp ổn định giá điện trước biến động thị trường.

(Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
Điện thoại: 028 6658 9888
Email: info@amakiquantum.com
