x
THÔNG BÁO
x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
(Miễn phí)
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
064038
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Vip 1 Năm

5,000,000đ

Chọn

Liên Hệ Tư Vấn Thêm

Chọn
Hủy

    Tin công nghiệp

    Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”

    “Cửa sáng” tăng trưởng, nhưng vẫn lo ngại

    Trong những năm gần đây, nhựa được xem là một trong những ngành công nghiệp có mức độ tăng trưởng cao nhất, chỉ sau viễn thông và dệt may, với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 10-12%/năm.

    Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”
    Thiếu nguồn cung nguyên liệu là một trong những rào cản kìm hãm sự phát triển của ngành nhựa (Ảnh minh họa)

    Hiện sản phẩm nhựa Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 160 quốc và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt rất được ưa chuộng ở các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản,… Xuất khẩu sản phẩm nhựa trong 6 tháng đầu năm 2024 sẽ tăng mạnh, đạt trên 3,15 tỷ USD, tăng trên 32% so với cùng kỳ năm 2023.

    Mặc dù vậy, thời gian qua với khối ngoại thì ngành nhựa Việt Nam lại là “miếng bánh thơm” khi mà quy mô ngành hàng này hồi năm rồi đạt đến 22 tỷ USD. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hai mảng nhựa bao bì và mảng nhựa xây dựng. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam còn tham gia xuất khẩu với kim ngạch ước đạt trên 5 tỷ USD/năm.

    Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết, ngành nhựa có mức tăng trưởng hai con số trong 5 năm qua và còn nhiều tiềm năng phát triển nên các doanh nghiệp sản xuất ngành này của Việt Nam luôn nằm trong tầm ngắm thâu tóm của nhà đầu tư ngoại.

    Hiện Việt Nam được ví như ngành gia công vì phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ 70-80% trong nhiều năm qua, máy móc thiết bị cũng được nhập khẩu gần như 100% từ các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Đức, Ý...

    Riêng với các doanh nghiệp bao bì nhựa, thực tế, 5 năm trở lại đây, đã có hơn 10 doanh nghiệp bao bì lớn nhất của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài “thôn tính” và tình trạng này vẫn đang tiếp diễn. Theo đánh giá của Hiệp hội In, các doanh nghiệp lĩnh vực in ấn, bao bì nước ngoài đang chuẩn bị đổ bộ Việt Nam. Đây là điều đáng mừng nhưng cũng là tín hiệu đáng lo ngại bởi các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư làm ăn có thể "thôn tính" doanh nghiệp trong nước.

    Lý do là nhiều doanh nghiệp Việt không thu hút được nguồn lực lao động, bản lĩnh kinh doanh chưa đủ mạnh để đương đầu với thử thách thị trường khi doanh nghiệp nước ngoài vào. Với tình hình này, nếu doanh nghiệp Việt không nhanh chóng cải thiện chất lượng quản trị sẽ ngày càng đuối sức, phải chịu thua trên sân nhà.

    Hiện nay, khoảng 400 doanh nghiệp in có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, chiếm 1/5 tổng số doanh nghiệp in trên cả nước nhưng chiếm đến hơn 1/3 thị phần. Đặc biệt, các doanh nghiệp ngoại đang chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.

    Bên cạnh ngành nhựa chịu áp lực thâu tóm của khối ngoại, ở một số ngành hàng khác trong thời gian qua do khó khăn về dòng tiền nên đã xảy ra tình trạng một số D doanh nghiệp nội địa bị khối ngoại thâu tóm. Nhất là các doanh nghiệp sản xuất - đối tượng gặp khó khăn lớn về pháp lý, dòng tiền, đơn hàng vẫn đang bị các nhà đầu tư ngoại âm thầm thâu tóm qua giao dịch mua bán sáp nhập.

    Nguồn: https://congthuong.vn/nganh-nhua-cung-co-san-xuat-de-tang-suc-de-khang-333235.html

    CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ AMAKI
    Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
    (Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
    Điện thoại: 02862.761612 - 02862.757416 - 090 315 0099
    Email: [email protected]
    bộ công thương

    Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”

    Ngành nhựa: Củng cố sản xuất để tăng “sức đề kháng”