x
ĐĂNG NHẬP
x
ĐĂNG KÝ
1
Xác thực
2
Thông tin
3
Hoàn tất
Email
Mã bảo vệ
387213
Tiếp tục
x
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
ACTIVE VIP

Vui lòng chọn gói VIP mong muốn

Gói 6 Tháng

300,000đ

Chọn

Gói 1 Năm

600,000đ

Chọn

Gói 2 Năm

800,000đ

Chọn
Hủy
Y tế Hùng Hy
Doanh Nghiệp Tiêu Chuẩn

Doanh Nghiệp Tiêu Chuẩn

LIÊN HỆ NHÀ CUNG CẤP

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh
Y tế Hùng Hy

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh
(cập nhật 31-07-2015)
Giá bán
1,000 VNĐ
ID Sản phẩm
G-0009919-00027
Cam kết
Hàng mới 100%
Xuất xứ
Bảo hành
Điện thoại
Email
Zalo

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh



Nếu một chân trở nên to hơn chân bên kia hoặc cả hai chân to ra một cách bất thường, bạn nên đi khám bệnh. Đó chỉ có thể là dấu hiệu bệnh lý, chẳng hạn như viêm tắc tĩnh mạch, viêm cơ, u cơ, giun chỉ, thậm chí là ung thư xương. Chân to do các bệnh về tim mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân: Gặp ở phụ nữ sau sinh hoặc sảy thai; sau phẫu thuật các cơ quan ở khung chậu, nhiễm khuẩn thương hàn, đinh râu hoặc trong bệnh suy tim, gầy mòn, ung thư làm tắc tĩnh mạch. Bệnh nhân sốt 37-38 độ C, mạch nhanh, đau nhiều ở bụng chân khi bóp. Chân phù trắng từ mắt cá đến đùi, phù căng bóng, chắc, ấn lõm, màu da tái nhợt, phù diễn biến từ từ dẫn tới phù cứng, không đau, tỷ lệ Prothrombin cao. Có thể tràn dịch khớp gối. Biến chứng là tắc tĩnh mạch và nhồi máu phổi (gặp 5-6% viêm tắc tĩnh mạch). Bệnh chân voi: Là bệnh tắc hệ bạch mạch do giun chỉ. Phù chi dưới rất to, phù cứng, ấn không lõm, không đau, da rất dày, biến dạng. Phù có thể lan sang bộ phận sinh dục, có thể tràn dịch màng tinh hoàn, da bìu cũng xơ cứng, xù xì. Tiểu ra dưỡng chất. Sinh thiết da: Tăng sinh tổ chức liên kết, có hiện tượng chèn ép ống bạch mạch. Chỗ tắc có thể thấy giun chỉ. Trong tiền sử có viêm bạch mạch, thử máu ban đêm có thấy giun chỉ. Phình giãn tĩnh mạch: Thường gặp ở người đứng tuổi, người ít vận động, phụ nữ bị nhiều hơn nam giới. Khởi đầu một thời gian dài không có triệu chứng, sau có cảm giác “nặng” hai chân. Triệu chứng càng rõ khi đứng hoặc ngồi lâu: mau mệt khi đi, khi vận động; có chuột rút ban đêm. Bệnh nhân đứng thấy tĩnh mạch nổi rõ, có những mao mạch nổi ở dưới da. Có thể thấy tĩnh mạch ngoằn ngoèo từng búi. Có thể to hai chân, hoặc một bên to, bên kia nhỏ hơn. Giai đoạn mất bù có đau dữ dội, da rất ngứa, có biến chứng loét da ở chân, rất khó điều trị. Viêm bạch mạch: Ở thể cấp tính (viêm bạch mạch lan rộng), phản ứng toàn thân rất rõ sốt rét run, tại chỗ chân phù, các hạch bạch huyết ở đùi sưng to và đau. Thể mạn tính là hậu quả của những thời kỳ viêm mạch bạch huyết cấp tính tái phát. Có loại viêm bạch mạch lan tràn, có loại chỉ viêm ống bạch huyết. Chứng giãn tĩnh mạch phì đại: Có các triệu chứng là phình giãn tĩnh mạch chủ yếu một chi, thường ở cẳng chân. Phần mềm, cơ, tổ chức dưới da phù nề, phì đại, xương cẳng chân cũng to ra. Da phù, dày cộm, thô ráp, nhăn nheo. Đây là bệnh bẩm sinh, thường được phát hiện sớm. Đôi khi có thêm một số dị tật khác như mất xương sườn số 1, rò động - tĩnh mạch.

Xem thêm các Triệu chứng giãn tĩnh mạch chân để sớm nhận biết bệnh

Diễn đàn tĩnh mạch Hoa Kỳ chia bệnh suy giãn tĩnh mạch làm 7 mức độ:

Độ 0: Không có dấu hiệu của bệnh tĩnh mạch

Độ 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ dạng lưới hoặc mạng nhện

Độ 2: Tĩnh mạch nông giãn to, ngoằn ngoèo dưới da.

Độ 3: Phù (phân biệt phù do nguyên nhân khác).

Độ 4: Thay đổi máu sắc ở da (thường ở cẳng chân).

Độ 5: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét nông, lành.

Độ 6: Thay đổi máu sắc ở da với vết loét sâu, đang tiến triển.

- Các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì, thưa bác sỹ?

- Tuổi: Tỉ lệ mắc suy giãn tĩnh mạch tăng theo tuổi, tỉ lệ mắc cao nhất ở nữ tuổi 40 - 49 và ở nam tuổi 70 -79.

- Yếu tố gia đình: tiền sử huyết khối tĩnh mạch sâu, thiểu năng van tĩnh mạch, khoảng 85,5% bệnh nhân mắc bệnh có liên quan yếu tố gia đình, nếu cả bố mẹ mắc bệnh giãn tĩnh mạch thì 90% con cái mắc bệnh giãn tĩnh mạch.

- Cơ địa: thời kỳ mang thai, béo phì thừa cân.

- Yếu tố môi trường: tính chất công việc phải đứng nhiều, ngồi lâu (giáo viên, nhân viên văn phòng…); lối sống tĩnh tại, ít vận động; chế độ ăn thiếu chất xơ và vitamin E…

- Bác sỹ có thể cho biết các triệu chứng thường gặp là gì?

Tùy theo giai đoạn của bệnh mà triệu chứng ở mức độ khác nhau

- Cảm giác khó chịu ở chân: đau âm ỉ, dị cảm, ngứa, nóng rát chân, mỏi chân, nặng chân thường gặp ở bắp chân.

- Chuột rút thường xuất hiện về đêm.

- Phù: thường ở cổ chân, bàn chân

- Viêm mô dưới da, biến đổi màu sắc ở da.

- Loét: thường ở quanh mắt cá trong.

- Giãn tĩnh mạch nông dưới da (từ giãn tĩnh mạch trong da như mạng nhện kích thước từ 1-2 mm đến giãn to ngoằn ngoèo, kích thước khoảng 3 mm có thể sờ thấy được).

Thông tin về các phương pháp Điều trị giãn tĩnh mạch chân thường xuyên được cập nhật tại websiteTrekhoedep.Vn

LIÊN HỆ NHÀ CUNG CẤP

Y tế Hùng Hy
Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh

    Cảm ơn Quý khách đã quan tâm đến sản phẩm trên.
    Hiện tại tài khoản doanh nghiệp đăng sản phẩm trên chưa được xác thực.
    Để mua sản phẩm, Quý khách vui lòng liên hệ chi tiết theo địa chỉ: , hoặc Email:
    Trân trọng.

X

Người mua

Người bán

Y tế Hùng Hy
Doanh Nghiệp Tiêu Chuẩn

Nội dung liên hệ

x
Đóng
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ AMAKI
Địa chỉ: Toà nhà N7, số 3 đường 3/2, phường 11, Quận 10, Tp. HCM
(Trong khuôn viên Tổng Công Ty Thái Sơn - Bộ Quốc Phòng)
Điện thoại: 02862.761612 - 02862.757416 - 090 315 0099
Email: [email protected]
bộ công thương

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh

Phát hiện sớm giãn tĩnh mạch chân để điều trị hiệu quả bệnh